Trung Quốc ‘đổ lỗi’ nguồn gốc virus corona bắt nguồn từ Đông Nam Á?

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thông tin từ nhóm chuyên gia của WHO được điều đến Vũ Hán để điều tra nguồn gốc virus corona, ngoài 4 giả thuyết được đưa ra, thì một trong những chuyên gia cho biết virus này có thể bắt nguồn từ biên giới với Lào hoặc Việt Nam.
Sputnik

Báo Reuters tại Thượng Hải cho biết, nhóm chuyên gia do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ định đã hoàn thành sứ mệnh 28 ngày tới thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, để tìm kiếm manh mối về nguồn gốc của COVID-19. Qua đó 4 giả thuyết về cách mà SARS-CoV-2 - loại vi rút gây ra COVID-19, lây lan sang người đã được Peter Ben Embarek - chuyên gia hàng đầu về bệnh động vật của WHO đưa ra.

Động vật trung gian gây bệnh có thể là ‘Mèo’

Giả thuyết đầu tiên, có thể người bệnh đã tiếp xúc trực tiếp với virus nằm trong động vật chủ là loài dơi móng ngựa. Loại virus này có thể đã lưu hành ở trong cộng đồng dân cư một thời gian trước khi tạo ra bước đột phá ở vùng Vũ Hán.

Giả thuyết thứ 2 và được xem là có nhiều khả năng xảy ra nhất, liên quan đến việc virus lây truyền sang người một cách gián tiếp, thông qua một loài vật trung gian mà cho đến nay chưa được xác định chính xác. Ông Lương Vạn Niên (Liang Wannian), lãnh đạo Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc, cho rằng tê tê là ​​loài có nhiều khả năng là vật trung gian nhất, nhưng không thể loại trừ một số động vật khác như chồn và thậm chí cả mèo.

Bác sĩ nói về mối liên hệ giữa nhóm máu và mức độ nghiêm trọng của COVID-19

Khả năng thứ ba là virus gây dịch Covid-19 nằm trong loài dơi (theo giả thuyết thứ nhất) hoặc một loài vật trung gian (từ giả thuyết thứ hai) nhưng lại phát tán trong các sản phẩm của dây chuyền đông lạnh. Nhất là trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia Trung Quốc đã khẳng định rằng một số ổ dịch mới phát hiện tại nước này đến từ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, từ đó nêu ra khả năng loại thực phẩm này có thể là nguồn gốc khiến dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán.

Đối với giả thuyết cuối cùng, SARS-CoV-2 đã bị rò rỉ từ Viện Vi Trùng Học Vũ Hán, nơi được biết là đã nghiên cứu các chủng khác nhau của virus corona. Tuy nhiên, ông Ben Embarek đã loại trừ khả năng này và cho biết sẽ không cần phải thúc đẩy nghiên cứu thêm theo hướng này. Đối với người đứng đầu nhóm điều tra của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, sự cố là điều không thể loại trừ, nhưng tai nạn “rất khó xảy ra” trong trường hợp này.

Virus corona có thể bắt nguồn từ biên giới của Trung Quốc với Lào hoặc Việt Nam

Câu hỏi thứ hai liên quan đến thời điểm xuất hiện chính xác của dịch bệnh vẫn chưa có được lời giải đáp. Nhưng theo các chuyên gia, tuy khó có khả năng dịch bệnh bùng phát trên quy mô lớn ở Vũ Hán hoặc ở các nơi khác ở Trung Quốc trước tháng 12/2019, nhưng không loại trừ khả năng virus đã âm thầm lưu hành ở các nơi khác.

Việt Nam sẽ nhập khẩu 204.000 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên vào ngày 28/02

Việc virus vượt qua khoảng cách giống loài từ dơi hay từ một loài vật trung gian nào khác đến lây qua người rất có thể là dấu hiệu cho thấy là sở dĩ dịch bệnh bùng lên dữ dội ở Vũ Hán, đó là vì có điều kiện thuận lợi từ các mạng lưới buôn bán động vật hoang dã.

Marion Koopmans, một thành viên khác của nhóm chuyên gia, cho biết động vật hoang dã được bày bán ở chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán có thể đến từ các khu vực có môi trường sống của dơi được biết đến là nơi chứa virus liên quan chặt chẽ đến SARS-CoV-2.  Một trong những khu vực như vậy là tỉnh Vân Nam, miền tây nam Trung Quốc, nhưng nhóm nghiên cứu cũng đang xem xét đến việc lây truyền qua con người đầu tiên cũng có thể xảy ra ở vùng biên giới với Lào hoặc Việt Nam.

Cho dù chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán bị gắn liền với các ổ dịch đầu tiên, đối với các chuyên gia Trung Quốc, sự lây truyền ban đầu từ động vật sang người đã không xảy ra ở đó. Theo ông Lương Vạn Niên, vẫn chưa có đủ bằng chứng để xác định cách thức virus xâm nhập vào chợ Hoa Nam, và rõ ràng là virus cũng lưu hành ở những nơi khác ngoài Vũ Hán trong cùng một lúc.

Điều đáng nói là ông Ben Embarek thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng cho rằng virus có thể được du nhập vào chợ Hoa Nam thông qua một “sản phẩm”, bao gồm cả động vật hoang dã đông lạnh được biết là dễ bị nhiễm virus.

3 biến chủng nCoV mới tại Việt Nam nguy hiểm như thế nào?

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam đang có xu hướng phức tạp trở lại, nhất là ở điểm nóng Hải Dương –  đang là địa phương ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 nhất. Đặc biệt trong đợt bùng phát mới đánh dấu cho sự tăng vọt chưa từng có các bệnh nhân Covid-19 và cũng là thời điểm Việt Nam cùng lúc ghi nhận 3 biến chủng virus mới là: A.23.1; B1351 và B117.

Đại sứ quán Trung Quốc đáp trả chỉ trích của Hoa Kỳ về công việc của WHO ở Vũ Hán

Đối với biến chủng virus A.23.1 mới nhất mà Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Hà Nội) phát hiện sau khi giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm của các công nhân bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Chủng A.23.1 được ghi nhận lần đầu tiên ở Rwanda, châu Phi và chưa từng xuất hiện tại Đông Nam Á trước đó. Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á ghi nhận bệnh nhân nhiễm biến chủng này.

Nhận định về biến chủng virus A.23.1 gây chùm ca bệnh ở sân bay Tân Sơn Nhất trong cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chiều 13/02, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay diễn biến thực tế tại TP.HCM chưa cho thấy chủng này có khả năng lây lan nhanh. Tình hình dịch bệnh ở TP.HCM cơ bản được kiểm soát nhờ những biện pháp mạnh (khoanh vùng, cách ly, phong tỏa, xét nghiệm diện rộng).

Còn Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng có thể biến chủng virus này thâm nhập qua tiếp xúc của một số nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất với thợ máy, nhân viên của chuyến bay chở hàng từ một số nước khác. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào sân bay. Đến nay, nguồn gốc chính xác của những người nhiễm biến chủng A.23.1 vẫn chưa thể xác định.

WHO đánh giá ý tưởng áp dụng hộ chiếu du lịch

B1351- biến chủng này lần đầu tiên được ghi nhận tại Nam Phi và đang là chủng được các chuyên gia y tế đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu gần đây cho thấy biến chủng này có khả năng trốn thoát trước kháng thể trong huyết tương của những người mắc Covid-19 trong đợt lây nhiễm đầu tiên. Điều này khiến cho các nhà khoa học lo ngại rằng các loại vaccine hiện tại sẽ kém hiệu quả hơn

Tại Việt Nam, ca nhiễm biến chủng B1351 từ Nam Phi là chuyên gia nhập cảnh. Ca bệnh được Bộ Y tế ghi nhận ngày 24/12/2020. Đó là  BN1422 (25 tuổi, chuyên gia từ Nam Phi), được cách ly tại Hà Nội. Trong số các ca bệnh nhiễm biến chủng virus mới của đợt bùng phát này, đây là trường hợp duy nhất nhiễm biến chủng B1351 từ Nam Phi và cũng là người nước ngoài. Như bệnh, các ca Covid-19 trong nước chưa ghi nhận người Việt Nam ngoài cộng đồng nhiễm biến chủng virus này.

B117 - biến chủng được phát hiện lần đầu tiên tại Anh và nhanh chóng xuất hiện trên hàng loạt bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam. Bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam nhiễm biến chủng B117 là BN1435 (nữ, 45 tuổi, trú tại Trà Vinh). Chủng virus gây bệnh cho BN1435 cũng có đột biến D614G - chủng lây lan nhanh cách đây 4-5 tháng. Người phụ nữ này về Việt Nam ngày 22/12/2020 và được cách ly tập trung ngay tại Trà Vinh.  Các kết quả giải trình tự gene trên một số bệnh nhân Covid-19 ở Hải Dương, Hải Phòng và TP.HCM cũng cho thấy nhiều người nhiễm biến chủng virus mới này.

Tìm ra nguồn lây bệnh cho ổ dịch, TP Hải Dương xin dừng phong tỏa

B117 từng được giới chuyên gia nhiều lần cảnh báo có khả năng lây nhiễm cao hơn 30-50%. Gần đây, giới nghiên cứu tại Anh kết luận biến chủng này có thể gây tử vong cao hơn 30-70%.

Đánh giá về tình hình sức khỏe của các bệnh nhân Covid-19 trong đợt bùng phát mới, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhận định:

“Thông qua kết quả nghiên cứu sơ bộ, chúng tôi cảm thấy với biến chủng này, diễn biến lâm sàng của người bệnh xảy ra sớm hơn các bệnh nhân nhiễm chủng cũ”.

Hiện tại, thế giới chưa có kết luận chính xác biến chủng B117 có độc lực mạnh hơn và gây nguy hiểm hơn hay không. Tuy nhiên, do diễn biến dịch nhanh, số ca mắc có thể tăng vọt trong thời gian ngắn nên toàn ngành y tế Việt Nam phải căng mình, theo sát từng bệnh nhân để chủ động điều trị.

Thảo luận