Đại dịch COVID-19

Việt Nam sẽ nhập khẩu 204.000 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên vào ngày 28/02

HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 17/02, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có Công văn số 1215/QLD-KD gửi Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam về việc nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành để đáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng, chống dịch bệnh.
Sputnik

Khi nào người dân sẽ được tiêm vắc-xin?

Qua đó, Cục Quản lý dược đã đồng ý để công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu 204.000 liều vắc xin Covid-19 (vắc xin AstraZeneca). Trước đó Cục đã nhận được đơn hàng số AZ02/21-64/AZD1222-Korea đề ngày 2-2-2021 của Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam về việc nhập khẩu vắc xin chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng, chống dịch bệnh.

LHQ kêu gọi các nước trên thế giới từ bỏ "chủ nghĩa dân tộc vắc xin"

Theo Cục Quản lý dược, vắc xin nhập khẩu để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, phải đáp ứng các điều kiện đi kèm việc phê duyệt vắc xin được ban hành kèm theo Quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 1-2-2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19.

Ngoài ra, công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng vắc xin nhập khẩu và bảo đảm việc sử dụng vắc xin đúng mục đích, an toàn, hiệu quả theo đúng cam kết. Cũng như phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc và các quy định về dược có liên quan.

Trước đó vào ngày 01/02, Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam là đơn vị đề xuất Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin Covid-19 AstraZeneca, theo quyết định của Bộ Y tế. Đây là vắc xin Covid-19 đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Theo thông tin mới nhất, hơn 204.000 liều vắc xin ngừa COVID-19 sẽ về Việt Nam vào ngày 28/02 tới để phục vụ nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch. Đây là lô vắc xin đầu tiên trong số 30 triệu liều mà Việt Nam đặt mua từ AstraZeneca.

Dự kiến, trong quý I năm nay, vắc xin AstraZeneca sẽ được tiêm cho người dân.

 

Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca là gì?

Theo thông tin từ hệ thống tiêm chủng VNVC, Vắc xin phòng COVID-19 được phát triển bởi sự cộng tác của Hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford (Vương quốc Anh). 

WHO cho phép sử dụng vắc xin AstraZeneca trong các tình huống khẩn cấp
AstraZeneca là công ty dược phẩm sinh học toàn cầu tập trung phát minh, phát triển các loại thuốc đặc trị trong các lĩnh vực: ung thư, tim mạch, thận & chuyển hóa và hô hấp & miễn dịch. Trụ sở của AstraZeneca được đặt tại Anh, hoạt động trên 100 quốc gia và các loại thuốc của hãng này hiện đang được sử dụng bởi hàng triệu người trên thế giới.

Tại Việt Nam, Hãng dược AstraZeneca đã đi vào hoạt động kể từ năm 1994, với mục tiêu nâng cao sức khỏe cho người dân và hoạt động kinh doanh bền vững; điển hình như chương trình “Lá phổi Khỏe mạnh” hợp tác cùng Cục Quản lý Khám Chữa Bệnh – Bộ Y tế, Chương trình Sức khỏe Thanh Thiếu Niên. Mặt khác, Hãng dược AstraZeneca còn có kinh nghiệm trong việc bào chế vắc xin ngừa SARS và MERS.

Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ con người trước tác nhân gây bệnh COVID-19 lên đến hơn 90%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng.

COVID-19 Vaccine Astrazeneca là một loại Vắc xin được sử dụng để bảo vệ các đối tượng từ 18 tuổi trở lên chống lại COVID-19. Vắc xin giúp cho hệ miễn dịch của người được được tiêm chủng có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus corona (SARS-COV-2). Đây là loại virus gây ra bệnh COVID-19, khiến một số bệnh nhân diễn tiến nặng và có thể tử vong. Vắc xin chứa một loại virus gây cảm lạnh thông thường đã được biến đổi gen. Công nghệ “virus biến đổi” được sử dụng để tạo ra loại Vắc xin này đã từng được thử nghiệm và ứng dụng thành công trong việc tạo ra Vắc xin cho các bệnh lý khác.

Nam Phi sẽ trả lại hàng triệu liều vắc xin ngừa COVID-19

Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 từ 62%-90%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng. Đây là một con số vượt quá sự kỳ vọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi WHO công bố hiệu lực bảo vệ trước COVID-19 của vắc xin chỉ cần đạt trên 50% là đã có thể được sản xuất rộng rãi phục vụ nhu cầu phòng bệnh của người dân.

Theo nguồn tin từ hãng Reuters, Giám đốc Điều hành của hãng AstraZeneca – Pascal Soriot cho biết đã ký kết thỏa thuận cung cấp 400 triệu liều vắc xin cho châu Âu và dự kiến giao trước cuối năm 2020. Trước đó, Đức, Pháp, Ý và Hà Lan cũng đã ký hợp đồng nguyên tắc với AstraZeneca nhằm cung cấp ít nhất 300 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Thảo luận