Mỹ giúp tăng sức mạnh chiến đấu cho Không quân Việt Nam như thế nào?

Mỹ giúp Không quân Việt Nam mạnh hơn. Hợp tác quân sự - quốc phòng Việt – Mỹ đánh dấu bước tiến mới khi Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (USAF) vừa gọi thầu cung cấp ba máy bay huấn huyện cho Không quân Việt Nam.
Sputnik

Không quân Mỹ tiết lộ, việc cung cấp 3 máy bay huấn luyện này nằm trong chương trình chiến lược về hợp tác và hỗ trợ an ninh khu vực cũng như nâng cao năng lực chiến đấu, hiệp đồng tác chiến giữa Không lực Hoa Kỳ và Lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam.

Không quân Mỹ gọi thầu cung cấp 3 máy bay huấn luyện cho Việt Nam

Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (USAF) đang xúc tiến hợp đồng mới về việc cung cấp cho Lực lượng Phòng không Không quân Việt Nam (ADAF) 3 máy bay huấn luyện cũng như trọn gói vận hành và bảo dưỡng, đồng thời thiết lập Chương trình đào tạo phi công hiện đại (UPT).

Không chỉ ở Nga. Hội thao Quân sự quốc tế Army Games 2021 sẽ chính thức có mặt tại Việt Nam
Chương trình sẽ dựa trên mô hình đào tạo phi công của Không quân Hoa Kỳ. Việc bàn giao 3 máy bay huấn luyện dự kiến chậm nhất đến giữa năm 2023. Trong khi chờ cấp phép tài trợ, Việt Nam vẫn có thể mua thêm máy bay thông qua hợp đồng.

Chương trình sẽ cố gắng tối đa hóa các tài liệu hướng dẫn, phương pháp đào tạo thí điểm, bảo dưỡng và các thiết bị mô phỏng do USAF thiết lập. Chương trình này được xem có ý nghĩa chiến lược, rất quan trọng đối với việc hỗ trợ an ninh và hợp tác trong khu vực.

Nhà chức trách đã yêu cầu các bên quan tâm, nêu rõ cách tiếp cận để đáp ứng nhu cầu của ADAF. Không quân Mỹ cũng yêu cầu máy bay phải đảm bảo chi phí cho mỗi giờ bay tương đối thấp.

Chương trình sẽ bao gồm việc cung cấp máy bay huấn luyện, gói hỗ trợ hậu cần của nhà thầu (CLS), gói phụ tùng thay thế tối thiểu 2 năm, gói thiết bị hỗ trợ mặt đất (GSE) và hỗ trợ kỹ thuật chương trình.

Đi kèm với gói sẽ bao gồm các dịch vụ như: màn hình mô phỏng 360 độ, phòng huấn luận bằng máy tính cho 12 học viên, 3 năm đào tạo tại chỗ cho thiết bị huấn luyện, làm quen với thiết bị huấn luyện, 3 năm phụ tùng thiết bị huấn luyện.

Các máy bay được chọn sẽ đáp ứng được các yêu cầu của Hoa Kỳ và các đối tác khu vực nhằm đảm bảo đủ tiêu chuẩn tiến hành các sự kiện huấn luyện đa phương. Một yêu cầu khác là khả năng sử dụng các thùng nhiên liệu bên ngoài cho hoạt động huấn luyện phạm vi mở rộng trên mặt nước và ở các khoảng cách địa lý lớn, dọc đường bờ biển Việt Nam.

Không để mất Biển Đông. Quân đội Việt Nam “sẵn sàng cho mọi tình huống”

Máy bay huấn luyện phải có tiêu chuẩn tối thiểu sau: tuổi thọ không dưới 15.000 giờ, động cơ phản lực cánh quạt, chứng chỉ FAA, có hệ thống cấp dưỡng khí (oxygen generating system - OBOGS), buồng lái điều áp, ghế phóng khẩn cấp, liên lạc không đất, mũ lái MIL-STD 1787, máy phát định vị khẩn cấp (emergency locator transmitter - ELT), auto ignition relay kit, external pylon stations, nose wheel centering, quick engine change Kit, bình dầu phụ chuẩn NATO (NATO standard external fuel tanks), và hệ thống buồng lái hiện thị tiên tiến (advanced cockpit avionics suite).

Dự kiến chương trình sẽ kéo dài trong nhiều năm, với việc mua sắm bắt đầu từ năm 2021 và kết thúc vào năm 2025. Các máy bay được lựa chọn sẽ dựa trên tài liệu đào tạo của USAF và các phương pháp tiếp cận nhằm hỗ trợ ADAF.

Mỹ đào tạo phi công cho Việt Nam

Những năm gần đây, Mỹ đã bắt đầu đào tạo cho Không quân Việt Nam một số phi công. Vào tháng 5/2019, Căn cứ không quân Columbus (bang Mississippi, Mỹ) đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho 34 phi công Mỹ và nước ngoài. Trong số này, có 1 phi công Việt Nam là thượng uý Đặng Đức Toại. Thượng úy Toại là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Chương trình Lãnh đạo Hàng không (ALP) của Mỹ.

Phi công Không quân Việt Nam sẽ được huấn luyện bằng công nghệ Nga?

Thượng úy Toại tham gia ALP trong vòng 1 năm, và nhận bằng tốt nghiệp vào ngày 31/5/2019 tại căn cứ quân sự Columbus.

"Đây là cơ hội đặc biệt dành cho tôi, được tới đây và học tập nhiều điều mới", thượng úy Đặng Đức Toại chia sẻ.

Sau khi tốt nghiệp, thượng úy Toại tiếp tục lái máy bay vận tải chiến thuật loại 2 động cơ cánh quạt phản lực CASA C-295.

Trước khi tham gia ALP, thượng úy Toại học tại Học viện Ngôn ngữ quốc phòng - Trung tâm Anh ngữ Mỹ (DLIELC) vào năm 2016, tại căn cứ San Antonio Lackland, bang Texas.

Sau khi hoàn tất chương trình tại DLIELC, thượng úy Toại tiếp tục theo học ALP tại căn cứ Columbus vào tháng 5/2018. Trong suốt khóa huấn luyện tại đây, anh đã trải qua 167 giờ bay cùng máy bay huấn luyện T-6 Texan II.

Ngoài thượng úy Toại, Việt Nam còn có trung úy Doãn Văn Cảnh cũng theo học chương trình này tại căn cứ Columbus.

Phi công Việt Nam sẽ được huấn luyện trên các máy bay Mỹ

Các khóa đào tạo nói trên cho phi công Việt Nam nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Máy bay dùng đào tạo cho các phi công là máy bay T-6A Texan II, được Không quân và Hải quân Mỹ sử dụng trong huấn luyện bay.

Tháng 9/2019, trong một sự kiện ở Hawaii, đại tướng Charles Q. Brown, Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương khi đó, cho biết phía Việt Nam đang xem xét mua máy bay huấn luyện T-6 của Mỹ.

Hiện nay, chương trình đào tạo phi công quân sự của Không quân Việt Nam hiện đang sử dụng 2 loại máy bay là Yak-52 (tuabin cánh quạt, do Liên Xô chế tạo, dùng huấn luyện bay sơ cấp) và L-39 (phản lực, Tiệp Khắc chế tạo, huấn luyện bay nâng cao).

Các tướng Mỹ nói gì về phi công Việt Nam?

Chúc mừng thượng úy Toại trong lễ tốt nghiệp, chuẩn tướng Edward Vaughan - trợ lý đặc biệt Bộ phận Huấn luyện thuộc Phó tổng tham mưu trưởng hành quân tại Lầu Năm Góc cho biết:

"Tôi muốn bạn bay, tôi muốn bạn chiến đấu và tôi muốn bạn chiến thắng. Đây là một vinh dự và một đặc ân của tôi khi được nói chuyện cùng bạn, cũng như chào mừng bạn đến với chúng tôi với tư cách là một trong những đối tác", chuẩn tướng Vaughn nói.

Trong khi đó, trung tướng Steve Kwast, chỉ huy trưởng của AETC, cũng có những chia sẻ về bước tiến mới này đối với quan hệ hợp tác quân sự Việt - Mỹ.

"Sự tham gia của Việt Nam vào Chương trình Lãnh đạo Hàng không là một cột mốc quan trọng đối với quan hệ hợp tác giữa Không quân Mỹ và Lực lượng Không quân Việt Nam. Việc hợp tác và đào tạo như thế sẽ giúp không quân Việt Nam tăng cường năng lực tác chiến trên không và trên biển", trung tướng Kwast cho biết.

Theo tướng Kwast, quan hệ hợp tác này sẽ giúp đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Trên trang chủ của mình, AETC nhận định thành tích của thượng úy Toại sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ hợp tác an ninh Mỹ - Việt, tô đậm cam kết hợp tác quốc phòng song phương.

Đây cũng là một trong số các mục tiêu được nêu rõ trong Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 2011 và Tuyên bố tầm nhìn chung trong quan hệ quốc phòng năm 2015 giữa Mỹ và Việt Nam.

Ngoài ra, việc thượng úy Toại tham gia ALP còn thể hiện cam kết giữa hai nước trong việc thực hiện các mục tiêu chung tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

"Việc Thượng úy Đặng tốt nghiệp ALP, cũng như các kỹ năng và kiến thức mà anh học được từ khóa huấn luyện, cho thấy rằng chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác cùng đối tác, cũng như hỗ trợ hết mình tại khu vực", thiếu tướng Michael Winkler - giám đốc quản lý chiến lược, kế hoạch và các chương trình của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương (Mỹ), cho biết.

Tướng Winkler khẳng định, Hoa Kỳ mong muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự, giúp Mỹ và Việt Nam hợp tác hiệu quả hơn nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Máy bay T-6A Texan II

Máy bay T-6A Texan II là máy bay được sản xuất bởi hãng Beechcraft (thuộc tập đoàn Textron), ra đời từ những năm 2000. Đây là loại máy bay có 2 chỗ ngồi, 1 động cơ tuabin cánh quạt, dài 10,16 m, sải cánh 10,19 m, vận tốc tối đa có thể đạt 500 km/giờ, trần bay tối đa 9.440 m, tầm bay 1.660 km.

Mỹ giúp tăng sức mạnh chiến đấu cho Không quân Việt Nam như thế nào?

Loại máy bay này hiện được dùng để huấn luyện đào tạo cơ bản cho phi công thuộc Không quân và Hải quân Mỹ. Trong chương trình đào tạo nâng cao tiếp đó, phi công sẽ được thực hành với máy bay huấn luyện phản lực T-38 Talon.

Mỹ giúp tăng sức mạnh chiến đấu cho Không quân Việt Nam như thế nào?
Thảo luận