Có phải Hồng Kông thừa nhận "ăn chay" gây nguy hiểm cho sức khỏe?

Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, các sản phẩm thay thế thịt đang khá phổ biến. Nhưng nên nhớ một điều quan trọng rằng cơ sở chế độ ăn uống lành mạnh là cung cấp cho cơ thể chúng ta tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết và năng lượng vừa đủ.
Sputnik

Phó Giáo sư Irina Kalinina, nhà nghiên cứu cấp cao Khoa Thực phẩm và Công nghệ Sinh học của Trường đại học Y tế và Sinh học (South Ural State University – SUSU) đã chia sẻ với Sputnik ý kiến như vậy.

Hương vị của sự thay đổi: Thịt từ phòng thí nghiệm thay vì cốt-lết?

Chả viên làm từ đậu nành, trứng cá làm từ rong biển, cá hồi chay chỉ là một vài ví dụ trong số các thực phẩm thay thế được cung cấp cho những người quyết định không ăn các sản phẩm động vật. Những sản phẩm như vậy có ích cho cơ thể hay không hiện đang là vấn đề gây tranh cãi.

Thoạt nhìn, thực phẩm chay chiếm phần lớn trong ăn kiêng có vẻ là lựa chọn an toàn trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, một số món ăn, đặc biệt là những món có chứa chất thay thế thịt làm từ thực vật (bánh kẹp chay và “thịt lợn” chua ngọt) lại chứa nhiều muối và đường hơn những gì khách hàng mong muốn (hoặc nghĩ tới). Các chuyên gia từ Ủy ban người tiêu dùng ở Hồng Kông đã đưa ra kết luận như vậy.

Phối hợp với Trung tâm An toàn Thực phẩm, Ủy ban người tiêu dùng Hồng Kông đã kiểm tra 99 mẫu gồm 10 loại sản phẩm ăn chay từ các nhà hàng địa phương – “phi lê cá” thuần chay sốt ngô, các loại “thịt chay”, đậu phụ hầm, bánh mì kẹp thịt thuần chay và các thứ khác. Đáng ngạc nhiên là các chuyên gia phát hiện những chiếc bánh mì chay thời thượng có chứa trung bình 420 miligam muối/100 gam. Con số này nhiều hơn 20% so với bánh mì kẹp thịt bò thông thường, tuy các món thịt có nhiều chất béo hơn và nhiều calo hơn. Và trong món "cá chay" lượng muối là 510 mg/100 gam.

Cần biết rằng, 100 gam món ăn chứa tới hơn ¼ lượng muối hàng ngày mà WHO khuyến nghị.

Bà Irina Kalinina lưu ý rằng nguyên tắc chính của chế độ ăn uống lành mạnh là cung cấp cho cơ thể tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết và năng lượng vừa đủ. Theo chuyên gia, chỉ có thể đảm bảo điều đó bằng sự kết hợp cân bằng giữa các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật.

“Chỉ có thể kết luận thực phẩm nào đó là an toàn một khi chắc chắn rằng thực phẩm đó không chứa các hợp chất độc hại như kim loại nặng, phóng xạ hạt nhân, thuốc trừ sâu, độc tố nấm mốc v.v., hoặc chứa các hợp chất đó với số lượng có thể chấp nhận được. Nhưng tiêu thụ quá nhiều muối hoặc quá nhiều đường trong chế độ ăn kiêng thực sự đang là vấn đề cấp bách và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người” - bà Irina Kalinina cho biết.

Nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn uống lành mạnh là điều độ

Bà Kalinina lưu ý rằng ngay cả những thực phẩm lành mạnh nhất nếu tiêu thụ quá nhiều cũng có thể gây nguy hiểm. Đổi lại, phần chất béo của thịt bò và thịt lợn chứa các chất cần thiết cho cơ thể con người, cụ thể là axit béo không bão hòa đơn, vitamin tan trong chất béo v.v.

Vậy thì câu hỏi đang đặt ra là: những nhóm người nào nên hạn chế ăn các sản phẩm từ đậu nành? Và điều gì sẽ xảy ra nếu hàng ngày chỉ ăn mỗi thực phẩm đậu nành thay thế thịt? Bác sĩ chuyên khoa giải đáp thắc mắc này như sau:

“Đậu nành không phải là một sản phẩm độc đáo với thành phần cân bằng hoàn hảo, vì lý do này, nếu mỗi ngày chỉ ăn các sản phẩm từ đậu nành thì có nguy cơ thiếu một số chất cần thiết cho sức khỏe. Ngoài ra, có những tài liệu nghiên cứu khoa học cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm từ đậu nành có thể làm giảm hấp thụ một số khoáng chất, đặc biệt là iốt và sắt".

Trong khi đó, các chuỗi cửa hàng ăn nhanh và nhà hàng trên khắp thế giới đã mạnh tay hơn trong việc bổ sung thêm các món thịt chay làm từ thực vật và thực phẩm in 3D vào thực đơn của mình. Singapore là nước đầu tiên cho phép bán thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm. Những người làm trong ngành công nghiệp thực phẩm dự đoán đến năm 2035 sẽ hoàn toàn từ bỏ việc giết động vật để làm thức ăn.

"Loại thịt tương lai": Các nhà sinh học Nga sẽ in 3D món viên gà nugget cho KFC

Cách đây một năm rưỡi, chuỗi nhà hàng KFC ở Mỹ đã tung ra món chả rán làm từ thực vật và thậm chí đã thỏa thuận với phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghệ sinh học 3D Bioprinting Solutions của Nga để phát triển công nghệ tạo ra thịt gà bằng máy in sinh học 3D.

Gần đây, chuỗi nhà hàng McDonald's cũng bắt đầu thử bán ở Scandinavia món bánh mì kẹp với thịt cốt lết chay làm từ thực vật. Sau khi bán thử thành công, bánh mì kẹp thịt chay kiểu mới có thể xuất hiện ở các thị trường khác.

Ông Alan Jope, Giám đốc điều hành công ty Unilever của Hà Lan gọi sự gia tăng tiêu thụ thực phẩm từ thực vật là một xu hướng "không ngừng phát triển", vì ngày càng có nhiều người giảm thịt hoặc hoàn toàn bỏ ăn thịt. Theo ông, đây là xu hướng không thể ngăn nổi.

Thảo luận