Đại dịch COVID-19

Bô trưởng Bộ Y tế: 'Chuyên gia nước ngoài và người nhập cảnh có thể là ‘mầm bệnh’ của Covid-19 chủng mới'

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo kết quả giải trình tự gene vừa có được, chuyên gia người Nhật tử vong tại Hà Nội nhiễm chủng SARS-CoV-2 nhóm 20C, lần đầu xuất hiện ở Việt Nam.
Sputnik

Chuyên gia người Nhật tử vong tại Hà Nội nhiễm chủng SARS-CoV-2 lần đầu xuất hiện ở Việt Nam

Đây là thông tin được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tại buổi họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 sáng 24/02. Cụ thể, chủng virus này lưu hành chủ yếu tại Hàn Quốc, Sri Lanka, Đài Loan, Ấn Độ nhưng tại Nhật Bản - quốc gia của của chuyên gia tử vong, lại không có biến chủng này.

Khám nghiệm tử thi chuyên gia Nhật mắc Covid-19, Sở Y tế Hà Nội nói gì?

Theo quá trình dịch tễ, BN2229 là chuyên gia người Nhật Bản sinh năm 1967, nhập cảnh Việt Nam ngày 17/01, được cách ly tập trung tại phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM. Trong thời gian cách ly, người đàn ông này có 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 vào 2 ngày 17/01 và 31/01. Sau thời gian cách ly, ông di chuyển bằng máy bay từ sân bay Tân Sơn Nhất ra Hà Nội. Trong thời gian từ ngày 01 đến 13/02, bệnh nhân đi lại, làm việc giữa khách sạn và công ty tại Hà Nội. Đến khoảng 19h ngày 13/02, BN2229 được phát hiện tử vong trong phòng khách sạn. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm ngày 14/02 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Đối tượng chuyên gia và người nhập cảnh là ‘mầm bệnh’

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng thông tin, chủng virus lưu hành phổ biến hiện nay tại 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh là biến chủng từ nước Anh. Bộ trưởng Long nhận định:

Sáng nay 24/02: cập bến 117.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 tới Tân Sơn Nhất

"Tuy nhiên, với TP Hải Dương, chúng tôi phát hiện ra một mẫu chủng của Nam Phi. Chúng tôi nhận định việc mầm bệnh có thể ở cộng đồng, nhất là ở đối tượng chuyên gia và người nhập cảnh".

Đồng thời, Bộ trưởng Long khẳng định chúng ta không xét nghiệm tràn lan, gây lãng phí vì một trong những thành quả của Việt Nam là phòng, chống dịch tiết kiệm và hiệu quả. Về lộ trình cung cấp vaccine trong năm 2021, ông Long cho hay vào quý I, dự kiến Việt Nam có 1,3 triệu liều, quý II là 9,5 triệu. Trong khi đó, quý III, chúng ta sẽ có 25,9 triệu liều vaccine và quý IV là 51,1 triệu. Bộ trưởng Bộ y tế thông tin thêm:

"Tổng số liều vaccine Việt Nam có dự kiến là 90 triệu, còn lại sẽ có 60 triệu liều vaccine Sputnik và những loại khác, có thể đảm bảo đủ vaccine theo yêu cầu".
Thảo luận