Giới thiệu hơn 1.000 đại biểu ứng cử Quốc hội khóa mới

HÀ NỘI (Sputnik) - Các hội nghị hiệp thương lần thứ nhất phân bổ giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở Trung ương và 63 tỉnh, thành với tổng số lượng 1.045 đại biểu.
Sputnik

Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác kiểm tra, giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã diễn ra vào sáng 23/2, được tổ chức bởi Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tổng số đại biểu được bầu gấp đôi dự kiến

Tại hội nghị, Ông Hầu A Lềnh, Phó chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ VN, cho biết hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở Trung ương đã diễn ra hôm 04/02.

Giới thiệu hơn 1.000 đại biểu ứng cử Quốc hội khóa mới

Nhằm mục đích thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, tính đến hết ngày 17/2, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước cũng tổ chức xong hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

Qua đó, tổng số người được các hội nghị hiệp thương lần thứ nhất phân bổ, giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở 63 tỉnh, thành phố (cả trung ương và địa phương) là 1.045. Con số này đạt tỷ lệ bình quân là 2,09 lần so với tổng số đại biểu dự kiến được bầu (dự kiến 500 đại biểu). Trong đó, 29 đại biểu được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội thuộc khối Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở Trung ương là 29 người và 41 đại biểu thuộc địa phương.

Mặt trận các cấp phải khách quan, công tâm

Phó Trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phan Văn Vượng cho biết, việc kiểm tra, giám sát công tác bầu cử tập trung vào 9 nội dung cơ bản. Đó là giám sát việc thành lập và hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; kiểm tra, giám sát việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và việc nộp hồ sơ ứng cử...

Còn Phó chủ tịch MTTQ VN -  ông Ngô Sách Thực mong muốn, Mặt trận các cấp phải khách quan, công tâm, chặt chẽ trong việc kiểm tra lý lịch đại biểu tự ứng cử để lựa chọn được những người xứng đáng là ứng cử viên.

Hồ sơ, lý lịch người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV phải được giám sát chặt chẽ

Theo báo cáo kết quả ngày 19/02 của hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nêu đề nghị giữ nguyên số lượng đại biểu khối Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên như khóa XIV; tăng thêm tỷ lệ đại biểu là người ngoài Đảng; quan tâm lãnh đạo để bảo đảm số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, có ít nhất 35% trên tổng số người ứng cử...

MTTQ VN cũng đề nghị quan tâm đến cơ cấu đại biểu Quốc hội đại diện cho khối doanh nghiệp, trí thức, nhà khoa học, đây là những lĩnh vực quan trọng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Thảo luận