Trước đó, các nhà chức trách Ấn Độ đã phê duyệt chỉ sử dụng khẩn cấp hai loại vắc xin - phiên bản Ấn Độ của vắc xin "Oxford" có tên Covishield và vắc xin Covaxin được phát triển tại địa phương. Đồng thời, ở Ấn Độ, cả hai loại vắc xin này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu thứ ba.
Chỉ 11% số người Ấn Độ tiêm vắc xin được phát triển trong nước
Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế Ấn Độ, 12,3 triệu người đã được tiêm chủng tại nước này. Theo nền tảng trực tuyến Co-Win, vắc xin Covaxin do công ty Bharat Biotech của Ấn Độ phát triển mới chỉ được cung cấp cho 1,2 triệu người, tương đương khoảng 11% số người được tiêm chủng.
Tại sao vắc-xin không được tiêm đại trà?
Ông Subhash Salunkhe, Cố vấn Chiến lược Tiêm chủng của Chính phủ bang Maharashtra cho biết: “Tất cả là vì ban đầu người ta thảo luận rằng Covaxin chỉ là một vắc-xin thử nghiệm, chính vì thế mà nó không hoàn thành giai đoạn ba của thử nghiệm.”
Về phần mình, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Rajesh Bhushan cho rằng nguyên nhân dẫn tới tình trạng ít người tiêm Covaxin là bởi vì năng lực sản xuất hạn chế của Bharat Biotech so với Viện Huyết thanh của Ấn Độ, nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới và hiện đang sản xuất Covishield.
Đọc thêm: Nga nhận được các mẫu vắc xin Sputnik V đầu tiên từ Ấn Độ