Trạm vũ trụ quốc tế hoạt động từ năm 1998 và tuổi thọ theo thiết kế ban đầu lạ̀ 15 năm.
“Theo thời gian, các vết nứt sẽ xuất hiện trong lớp vỏ kim loại của ISS và lớn dần do tác động tải trọng cơ học và tác động nhiệt theo chu kỳ (trạm lúc thì ở phía mặt trời chiếu vào, lúc thì nằm trong vùng bóng tối). Các quá trình phá vỡ trạm vũ trụ Hòa Bình (Mir) cũng gần giống như vậy. Thời hạn hoạt động của trạm khi đó chỉ kéo dài được khi còn có khả năng vá lại những chỗ hư hại", - ông Alexander Semyonov, Trưởng Khoa công nghệ và vật lý điện tử tại Đại học ETU LETI giải thích.
Theo ông, quá trình xuất hiện các vết nứt mới trên ISS là không thể tránh khỏi và không thể thay đổi - trạm đã gần như hoạt động hết nguồn lực.
“Cách duy nhất để khôi phục đặc tính của kim loại đã sử dụng lâu là nấu chảy nó. Muốn vậy cần phải thay thế hoàn toàn phần vỏ của mô-đun khẩn cấp của ISS, mà điều này thì không thể thực hiện được”, - chuyên gia quả quyết.
Có thể một số vết nứt trên vỏ mô-đun Zvezda đã gây rò rỉ không khí trên ISS. Điều này được biết đến qua cuộc trao đổi của các phi hành gia được NASA phát sóng vào ngày 24 tháng 2.