Vì sao chưa thể truy tố ông Tất Thành Cang?

Ông Tất Thành Cang, cựu Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cùng 18 bị can được xác định là “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” của Việt Nam.
Sputnik

Tuy nhiên, vì sao đến nay Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM chưa thể ban hành cáo trạng truy tố ông Tất Thành Cang và các bị can trong vụ án ở Công ty Tân Thuận IPC và SADECO?

Vụ ông Tất Thành Cang: Vì sao Viện Kiểm sát chưa thể truy tố?

Việc ông Tất Thành Cang, cựu Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cùng đồng phạm chưa bị ban hành cáo trạng truy tố do Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) TP.HCM cần thêm thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang

Theo đó, sáng nay, 26/2, Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM đã ban hành quyết định gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố vụ án của ông Tất Thành Cang và các bị can đến ngày 14/3/2021.

Ông Tất Thành Cang và các đồng phạm bị điều tra và khởi tố trong vụ tham ô và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí tại Công ty  Cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (SADECO).

Lý do Viện Kiểm sát chưa thể ban hành cáo trạng truy tố ông Tất Thành Cang và đồng phạm là vì cơ quan này cần thêm thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Trước đó, ngày 12/1, như Sputnik Việt Nam thông tin, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM đề nghị truy tố vụ sai phạm xảy ra tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Phát triển Tân Thuận (IPC), Công ty SADECO và các đơn vị liên quan.

Ông Tất Thành Cang ‘dính’ những tội danh gì?

Theo đó, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM đề nghị truy tố cựu Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang và 18 bị can khác về các tội “tham ô tài sản”, “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”.

Từ vụ bắt ông Tất Thành Cang, nên công khai danh sách cán bộ bầu Ban Chấp hành Trung ương?

Đây là vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (viết tắt là IPC, 100% vốn nhà nước), Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO, công ty con của IPC) và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước.

Theo cơ quan điều tra, bị can Tề Trí Dũng, cựu Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận IPC kiêm Chủ tịch HĐQT SADECO cùng với Hồ Thị Thanh Phúc, cựu Tổng Giám đốc của SADECO bị đề nghị truy tố về tội tham ô hơn 1,7 tỷ đồng (theo khoản 4 Điều 353 Bộ Luật Hình sự của Việt Nam).

Hai bị can Tề Trí Dũng và Hồ Thị Thanh Phúc còn bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí (khoản 3 Điều 219 Bộ Luật Hình sự.

Riêng đối với cựu lãnh đạo TP.HCM – ông Tất Thành Cang, nhân vật “nổi đình nổi đám” được báo chí và dư luận “réo tên” thời gian qua cùng với 15 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí đối với hành vi thông qua việc phát hành 9 triệu cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim.

Cơ quan Điều tra, Công an TP.HCM khẳng định, vụ án liên quan đến sai phạm ở nhiều lĩnh vực, nhiều hành vi phạm tội khác nhau, liên quan nhiều đơn vị, doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Đồng thời, các cá nhân sai phạm giữ vị trí cao, chủ chốt, quan trọng tại các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước.

“Vụ án được các cấp lãnh đạo quan tâm, việc xử lý vụ án được dư luận quan tâm. Việc điều tra, xử lý vụ án kịp thời đã góp phần thu hồi tài sản cho Nhà nước và góp phần ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn TP.HCM”, kết luận nêu rõ.

Cùng với đó, kết luận của cơ quan điều tra đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang vì gây thiệt hại 157 tỷ đồng.

Cụ thể, vào ngày 16/5/2017, ông Cang có bút phê ký “Đồng ý” vào Tờ trình 1148 ngày 28/4/2017 của Văn phòng Thành ủy TP.HCM, với giá phát hành cổ phần được xác định là 40.000 đồng/cổ phần cho một cổ đông chiến lược là sai theo quy định tại Điều 125 và điểm d khoản 2 Điều 149 Luật Doanh nghiệp.

Ông Tất Thành Cang bị đình chỉ chức vụ Phó Trưởng ban Biên soạn lịch sử Đảng bộ TP.HCM

Kết luận cũng chỉ rõ, bị can Tất Thành Cang biết rõ việc phát hành cổ phần phải thực hiện đấu giá, thẩm định giá theo Điều 38 Nghị định 91/2015 của Chính phủ, nhưng lại không chỉ đạo Văn phòng Thành ủy, Người đại diện vốn có ý kiến về việc đấu giá, thẩm định giá theo quy định.

“Hành vi của ông Tất Thành Cang đã đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”, theo khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, có khung hình phạt từ 10-20 năm tù”, theo Cơ quan điều tra.

Bên cạnh đó, kết luận điều tra cũng nêu, hậu quả vụ án là 940 tỷ đồng trong việc phát hành 9.000.000 cổ phần đã được khắc phục.

Trong thời gian bị thanh tra, ngày 14/8/2018, Công ty SADECO họp Đại hội cổ đông thống nhất giao Hội đồng quản trị đàm phán với Công ty Nguyễn Kim để hủy hợp đồng hợp tác đầu tư.

Đến ngày 17/10/2019, SADECO ký thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với đối tác với Công ty Nguyễn Kim, theo đó Nguyễn Kim phải hoàn trả lại cho SADECO 9.000.000 cổ phần và nhận lại 360 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định, việc khắc phục hậu quả này là tình tiết giảm nhẹ cho các bị can nhưng không loại trừ trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội của ông Tất Thành Cang và các bị can đã hoàn thành trước đó.

Ông Tất Thành Cang và 18 bị can là “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, ngày 16/12, ông Tất Thành Cang, 49 tuổi, cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam về hành vi ‘Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí' theo điều 219, Bộ Luật hình sự 2015.

“Thôi rồi” ông Tất Thành Cang

Đến chiều 20/12/2020, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đã có quyết định tạm đình chỉ 3 tháng chức vụ Phó ban biên soạn lịch sử đảng bộ TP.HCM đối với ông Tất Thành Cang để phục vụ công tác điều tra.

Trước thời điểm này, Thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM cũng đã có quyết định tạm đình chỉ tư cách đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Tất Thành Cang. Sai phạm của ông Tất Thành Cang là vô cùng nghiêm trọng và “có hệ thống”.

Ngoài việc bị khởi tố, xử lý hình sự vì chấp nhận chủ trương phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược, tăng vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần phát triển Nam Sài Gòn SADECO, gây thiệt hại Nhà nước ít nhất 157 tỷ đồng, cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang còn liên quan đến ít nhất ba sai phạm khác trong suốt thời gian làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.

Tuy nhiên, khai nhận với cơ quan điều tra, ông Tất Thành Cang không thừa nhận tội danh và cho biết, chính hai nhân viên cấp dưới của mình là Huỳnh Phước Long, Hồ Thị Thanh Phúc đã làm giả, hợp thức hóa các tờ trình trước đây đưa vào tờ trình 1148 trình cho Văn phòng Thành ủy xin chủ trương đồng ý của ông.

Theo ông Tất Thành Cang, vì cấp dưới đã báo cáo không trung thực, che giấu việc lựa chọn Công ty Nguyễn Kim, không cung cấp đầy đủ thông tin khi xin ý kiến Thành ủy nên mới ra sự tình như vậy.

Liên quan đến diễn biến mới nhất vụ ông Tất Thành Cang khi VKSND TP.HCM chưa thể hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can, theo Điều 240 Bộ Luật Tố tụng Hình sự về thời hạn quyết định việc truy tố, 20 ngày là mốc với “tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng”.

Thời hạn 30 ngày được áp dụng với tội phạm “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng” kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và kết luận điều tra từ cơ quan Công an.

Đồng thời, trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng VKSND có quyền gia hạn thời hạn quyết định truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm “ít nghiêm trọng” và tội phạm “nghiêm trọng”, không quá 15 ngày đối với tội phạm “rất nghiêm trọng”, không quá 30 ngày với tội phạm “đặc biệt nghiêm trọng”.

Xử ông Tất Thành Cang thế nào?

Ông Tất Thành Cang và 18 bị can trong vụ án này được xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Liên quan đến cá nhân ông Tất Thành Cang, hồi cuối năm 2018 cựu Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh đã bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015 - 2020, vì có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.

Đích thân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu nói về trường hợp của ông Tất Thành Cang đã khẳng định, “đây là bài học sâu sắc”.

“Đây là bài học sâu sắc cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không chỉ đối với đồng chí Tất Thành Cang mà là bài học chung đối với tất cả chúng ta”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Từ trường hợp của ông Tất Thành Cang, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu từng đồng chí ủy viên Trung ương cũng như cán bộ, công chức, đảng viên phải tự soi, tự sửa, tránh đi vào vết xe đổ, gây ra những hậu quả, tổn thất không đáng có đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Đồng thời, để lại nỗi đau khôn lường đối với người thân, gia đình, đồng chí, bè bạn.

Thảo luận