Phái quân sự Myanmar chặn tiếp xúc với đại diện của cựu lãnh đạo

MATXCƠVA (Sputnik) – Chính quyền quân quản của Myanmar khuyến cáo các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, chi nhánh Văn phòng Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác không liên hệ với «những tổ chức bất hợp pháp» đại diện cho chính đảng của nhà lãnh đạo bị bãi miễn Aung San Suu Kyi.
Sputnik

Như thông báo của tờ Financial Times dẫn nguồn chỉ thị Bộ Ngoại giao nước sở tại.

Phái quân sự Myanmar ra tuyên bố

«Tương ứng, Bộ muốn khuyến cáo tất cả các phái đoàn ngoại giao, các cơ quan chuyên trách của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế được cấp phép tại Myanmar cần hạn chế tiếp xúc và liên lạc với các tổ chức bất hợp pháp này», - báo trích dẫn chỉ thị ngày 26 tháng 2 của cơ quan Ngoại giao hiện do phái quân sự kiểm soát.

Tài liệu chỉ ra rằng việc hình thành các hội đoàn đối lập như Ủy ban Đại diện của Liên minh Hội đồng (CRPH) và nghị viện với các nhà lập pháp bị bãi miễn trong cuộc đảo chính, là bất hợp pháp.

Bạn suy đoán tình hình Myanmar sẽ diễn biến như thế nào?Quân đội vẫn là phe kiểm soát quyền lựcChính quyền cũ quay lại nắm quyềnSớm có bầu cử thế hệ lãnh đạo mớiTôi không quan tâm chủ đề này

Điều gì xảy ra ở Myanmar?

Sáng ngày 1 tháng 2, vài giờ trước khi khai mạc phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới được bầu trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11, phái quân sự Myanmar vốn trước đó đã cáo buộc Ủy ban Bầu cử Quốc gia và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) về tội gian lận trong bầu cử, đã tiến hành bắt giữ các lãnh đạo Chính phủ, kể cả Tổng thống Win Myint và Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, người từng được trao giải Nobel. Đồng thời, các thành viên Chính phủ và quan chức cấp cao là đảng viên NLD hoặc có liên hệ với Liên đoàn này đều bị bắt giữ.

Vào ngày 1 tháng 2, phái quân sự cam kết thực hiện «hệ thống dân chủ đa đảng phát triển thực sự có kỷ luật» và hứa tổ chức cuộc bầu cử mới công bằng và dân chủ «sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp». Phái quân sự Myanmar tuyên bố áp đặt tình trạng khẩn cấp ở Myanmar trong vòng một năm.

Kể từ đầu tháng Hai, hàng nghìn người ủng hộ NLD đã xuống đường biểu tình mỗi ngày tại các thành phố Myanmar để phản đối việc phái quân sự cướp chính quyền. Cuộc đình công toàn quốc đã làm tê liệt công việc của hơn 70% cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp trong cả nước.

Đọc thêm:

Thảo luận