Đại dịch COVID-19

Việt Nam công bố thêm 13 ca Covid-19, Hải Dương phải phong tỏa một xã

Việt Nam ghi nhận thêm 13 ca dương tính với SARS-CoV-2 mới, trong đó, Hải Dương thêm 8 trường hợp lây nhiễm cộng đồng, Kiên Giang thêm 5 người mắc Covid-19 đều về từ Campuchia.
Sputnik

Hà Nội cho phép nhiều dịch vụ kinh doanh ăn uống, cà phê phục vụ trong nhà trên địa bàn thành phố được phép mở cửa trở lại từ 0h ngày 2/3 nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nCov, trong khi đó, quán bar, karaoke, vũ trường tiếp tục bị đóng cửa.

Trong khi đó, toàn bộ xã Kim Đính (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) với hơn 7.500 nhân khẩu bị phong tỏa do ghi nhận 7 ca mắc Covid-19 liên tiếp.

Bộ Y tế: 8 người Hải Dương, 5 người nhập cảnh mắc Covid-19

Trong ngày 1/3, Việt Nam đã ghi nhận thêm 13 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 8 ca nhiễm mới tại Hải Dương, và 5 ca bệnh nhập cảnh được cách ly ngay tại Kiên Giang.

Các bệnh nhân mới được ghi nhận trong ngày được là các bệnh nhân số 2449 - 2461, cụ thể như sau: Các ca bệnh tại Hải Dương, từ 2449 đến 2454 được phát hiện tại thành phố Chí Linh. Đây là 6 trường hợp F1 đã được cách ly tập trung từ ngày 28/1.

Covid-19 tại Việt Nam: Thêm 16 ca mắc ở Hải Dương, Tây Ninh và Đồng Tháp

Bệnh nhân 2455, ghi nhận tại huyện Kinh Môn là F1 của bệnh nhân 2248, đã được cách ly tập trung từ ngày 28/2. Bệnh nhân 2460, ghi nhận tại huyện Kim Thành là F1 của ca bệnh 2436 và 2437, đã được cách ly tập trung từ ngày 28/2. Hiện Bệnh viện Dã chiến số 3 đang điều trị cho cả 8 bệnh nhân trên.

Tại tỉnh Kiên Giang, cả 5 ca bệnh đều được cách ly ngay sau nhập cảnh đường bộ.

Bệnh nhân 2456, là nữ, 34 tuổi, ở phường 4, quận 3, TP HCM. Bệnh nhân 2457, là nữ, 33 tuổi, ở phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Bệnh nhân 2458, là nam, 22 tuổi, ở xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Bệnh nhân 2459, là nam, 21 tuổi, ở xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Bệnh nhân 2461, là nữ, 29 tuổi, ở xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Bộ Y tế cho biết, đây là các công dân nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Hà Tiên ngày 25-26/2, được đưa đi cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Ngày 28/2, các bệnh nhân trên có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Hiện Trung tâm Y tế thành phố Hà Tiên đang điều trị cho những bệnh nhân này.

Trong ngày, có 16 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca nhiễm cộng đồng là 857, ghi nhận ở 13 tỉnh thành gồm Hải Dương (673), Quảng Ninh (61), TP HCM (36), Hà Nội (35), Gia Lai (27), Bình Dương (6), Bắc Ninh (5), Hải Phòng (4), Điện Biên (3), Hòa Bình, Hưng Yên và Bắc Giang mỗi nơi 2 ca, Hà Giang một ca.

Các tỉnh và thành phố gồm Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP HCM đến nay đã có 15 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng.

Tại Hải Dương, số ca nhiễm mới đã giảm dần trong những ngày gần đây. Hầu hết các ca bệnh mới đều đã được cách ly từ trước. Bệnh viện dã chiến số 1 được giải thể khi các bệnh nhân điều trị tại đây khỏi bệnh ra viện.

Bạc Liêu phát hiện 1 ca nghi nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 2.461 ca bệnh, với tổng số người đã được chữa khỏi là 1.892 người. Số ca tử vong do Covid-19 là 35 trường hợp, 4 người tử vong sau ba đến bốn lần xét nghiệm âm tính. Phần lớn các bệnh nhân còn lại đều có sức khỏe ổn định, trong đó có 66 người xét nghiệm âm tính lần một, 37 người âm tính lần hai và 113 người âm tính lần ba.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập đông người và thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng chống dịch tại công sở, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất đảm bảo an toàn khi làm việc.

Theo Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, thế giới ghi nhận gần 2,5 triệu người chết vì Covid-19 trong khoảng 115 triệu người nhiễm. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch, tiếp theo là Ấn Độ và Brazil.

Hải Dương phong tỏa 1 xã ở Kim Thành sau khi phát hiện 7 ca Covid-19

Chiều 1/3, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Hải Dương ban hành quyết định phong tỏa vùng có dịch với toàn bộ xã Kim Đính (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương).

Cụ thể, vùng phong tỏa toàn bộ xã Kim Đính có tất cả 2.120 hộ gia đình với 7.514 nhân khẩu (gồm 3 thôn: Phù Tải 1: 648 hộ gia đình, 2.195 nhân khẩu; Phù Tải 2: 922 hộ gia đình, 3.386 nhân khẩu; Chuẩn Thừng: 550 hộ gia đình, 1.933 nhân khẩu). Việc phong tỏa sẽ được áp dụng tối thiểu 14 ngày kể từ 14h ngày 1/3.

Hải Dương thêm 6 ca mắc Covid-19, 10 địa phương qua 14 ngày không có bệnh nhân mới

Ban Chỉ đạo giao UBND huyện Kim Thành chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Giao thông vận tải, Y tế thiết lập ngay chốt kiểm soát, đồng thời thực hiện kiểm soát 24/24 giờ đối với toàn bộ cụm dân cư trên, đồng thời thực hiện cách ly y tế theo đúng các quy định hiện hành.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh, Chánh văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Kim Thành, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Chủ tịch UBND xã Kim Đính là ông Nguyễn Văn Hiểu cũng đã xác nhận, trên địa bàn xã vừa ghi nhận 7 ca Covid-19 mới. Do đó, toàn bộ xã đã được phong tỏa để cơ quan chức năng khoanh vùng ổ dịch.

Về phần mình, Giám đốc Sở Y tế Hải Dương Phạm Mạnh Cường cho biết, sau khi phát hiện ổ dịch mới trên địa bàn xã Kim Đính, việc đầu tiên là phải khoanh vùng, thiết lập toàn bộ vùng cách ly y tế đối với địa phương trên để truy vết, dập dịch.

Kiên Giang ghi nhận 5 ca nhiễm Covid-19 đều là người về từ Campuchia

Chiều 1/3, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Kiên Giang là bác sĩ Cao Thành Nam xác nhận thông tin trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 5 ca nhiễm Covid-19. Đây đều là các bệnh nhân về từ Campuchia, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh nên không có khả năng lây ra cộng đồng.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân khi tiêm vắc-xin ngừa Covid-19

Đến nay, CDC Kiên Giang đã lấy mẫu xét nghiệm với 4.958 trường hợp, trong đó 4.953 trường hợp âm tính và 5 trường hợp dương tính với COVID-19.

Các bệnh nhân nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam ngày 25/2 và được cách ly tập trung theo quy định của Bộ Y tế. Hiện Trung tâm y tế TP Hà Tiên đang cách ly, điều trị và theo dõi sức khỏe cho những bệnh nhân này.

Số liệu thống kê cho thấy, từ ngày 1/1 đến 28/2 có hơn 2.550 người nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Tính riêng từ ngày 24 đến 26/2 đã có trên 150 người nhập cảnh về Việt Nam.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Kiên Giang yêu cầu cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp nhập cảnh tại tỉnh nhà.

CDC Kiên Giang hiện cũng đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị của TP.Hà Tiên tiếp nhận công nhân Việt Nam từ Campuchia trở về để cách ly theo đúng tinh thần chỉ đạo của ban chỉ đạo tỉnh. Lãnh đạo tỉnh này cho biết, công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh triển khai rất quyết liệt và đồng bộ.

“Tới thời điểm này, chúng ta kiểm soát rất chặt chẽ, chưa có trường hợp Covid-19 nào phát hiện ở cộng đồng. Kiên Giang khẳng định là chưa có dịch, tất cả những trường hợp phát hiện đều ở khu vực cách ly đi từ Campuchia nhập cảnh về Việt Nam”, ông Cao Thành Nam khẳng định.
Hà Nội cho phép cà phê, hàng quán trong nhà hoạt động trở lại

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã có một số quyết sách quan trọng.

Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, ông Chử Xuân Dũng cho biết Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đồng ý kể từ 0 giờ ngày 2/3, các dịch vụ như nhà hàng ăn uống phục vụ trong nhà cho phép mở cửa trở lại, với điều kiện bảo đảm giãn cách và khuyến khích bán mang về.

Việt Nam lo nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập về từ Campuchia

Theo đó, các cơ sở này phải đảm bảo giãn cách một mét với khách hoặc có ttấm chắn giữa chỗ ngồi.

Trước đó, ngày 15/2 vừa qua, Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng hoạt động của các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè và quán cà phê từ 0h ngày 16/2.

Mặc dù nới lỏng một số hạn chế, nhưng Phó Chủ tịch nhấn mạnh riêng vũ trường, quán bar, karaoke, quán game, tiệm internet, quán ăn bán ngoài vỉa hè, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè vẫn tiếp tục tạm dừng, chờ chỉ đạo tiếp theo của thành phố.

Về các di tích, cơ sở tôn giáo, thờ tự trên địa bàn, Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội cũng giao Sở Văn hóa và Thể thao cùng các quận, huyện, thị xã rà soát, sẵn sàng các phương án phòng dịch khi thành phố quyết định cho mở cửa trở lại vào thời điểm thích hợp.

TP. Hà Nội hiện cũng đang cân nhắc và trong một vài ngày tới sẽ giao quyền cho các quận, huyện quyết định thời gian mở cửa trở lại các cơ sở này.

Điển hình như với di tích Chùa Hương, Sở Văn hóa và Thể thao cùng Sở Y tế phối hợp với huyện để thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của thành phố và chờ quyết định mở cửa trở lại vào thời điểm thích hợp.

Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng yêu cầu các đơn vị cần siết chặt công tác phòng chống dịch Covid-19 và phải nhận thức rõ đây là trách nhiệm quan trọng của mọi cấp chính quyền từ thành phố đến cơ sở.

Ông Chử Xuân Dũng lưu ý thêm đến ngày 5/3, tất cả các đơn vị đến từng quận, huyện phải triển khai việc quét mã QR Code phòng dịch. Bên cạnh đó, mọi cơ quan phải tập trung hết sức cho công tác phòng, chống dịch.

“Không phải thành phố bắt đầu nới lỏng mà chủ quan, phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố đồng thời tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, quan tâm đảm bảo chất lượng dạy và học. Thành phố phấn đấu phục hồi hiệu quả mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội”, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng nhấn mạnh.
Hà Nội yêu cầu người đi, đến từ vùng dịch phải khai báo y tế

Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh thông tin từ 16/2 đến nay (tức 14 ngày) trên địa bàn thành phố Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới.

Vaccine Covid-19 và cuộc chiến ‘niềm tin’: Hiếm ở đâu được như Việt Nam

Tuy nhiên, ngành y tế vẫn lo ngại việc nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch so với giai đoạn trước. Đặc biệt là các trường Đại học, cao đẳng mở cửa trở lại và sinh viên các tỉnh sẽ trở lại thành phố học tập nhiều hơn, trong đó có thể có những trường hợp đến từ các tỉnh thành có dịch, do vậy nguy cơ về dịch bệnh thời gian tới vẫn còn phức tạp.

Do đó, ông Hoàng Đức Hạnh đề nghị các đơn vị liên quan vẫn phải tiếp tục chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời, tránh tâm lý chủ quan, lơ là.

Cuối buổi họp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Hà Nội đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như các trường trực thuộc triển khai các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch trong nhà trường khi học sinh đi học trở lại.

“Nếu có trường hợp nghi ngờ cần cách ly và thông báo cho cơ quan y tế để kịp thời xử lý”, Ban Chỉ đạo nêu rõ.

Tại cuộc họp, đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội cũng thông tin cho biết đã yêu cầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phun thuốc khử trùng để chuẩn bị đón học viên, sinh viên quay trở lại trường từ ngày 8/3.

Sở cũng yêu cầu học sinh, sinh viên, học viên khi quay lại trường phải được đo thân nhiệt ngay tại cổng, nếu phát hiện sốt cao thì cách ly ngay lập tức.

Việt Nam công bố thêm 13 ca Covid-19, Hải Dương phải phong tỏa một xã
“Các học viên, sinh viên đến từ các vùng dịch ở ngoại tỉnh phải có xác nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính và phải khai báo với chính quyền nơi cư trú và cơ sở giáo dục trên địa bàn”,  đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội nhấn mạnh.

Trong khi đó, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn đề nghị người đi đến hoặc về từ Hải Dương từ 3/3 (ngày địa phương này kết thúc cách ly xã hội theo chỉ thị 16) phải tiếp tục khai báo y tế.

Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu những người về từ các vùng Cẩm Giàng, Kinh Môn, Kim Thành và thành phố Hải Dương khi về Hà Nội phải cách ly tại nhà 14 ngày. Chỉ khi nào có kết quả xét nghiệm âm tính trong 3 ngày gần nhất thì mới được học tập, làm việc.

Thảo luận