Hoa Kỳ gửi gắm hy vọng vào đối thủ cạnh tranh với «Soyuz» của Nga

Rocket Lab xúc tiến chế tạo tên lửa Neutron hạng trung có thể tái sử dụng để phóng khối trọng tải khoảng 8 tấn lên quỹ đạo thấp gần Trái đất, như thông báo của công ty Mỹ.
Sputnik

Tên lửa Neutron mới của Mỹ: đặc điểm và mục tiêu

Tên lửa Neutron hai tầng có chiều dài 30 mét, đường kính phần mũi là 4,5 mét. Theo tuyên bố của Rocket Lab, đối thủ cạnh tranh tiềm năng của «Soyuz-2.1b» sẽ có thể đưa lên Mặt trăng 2 tấn hàng, đưa lên Sao Kim và Sao Hỏa khoảng 1,5 tấn. Dự kiến thực hiện công nghệ tái sử dụng trong Neutron bằng phương thức cho hạ cánh kỳ thứ nhất của nó trên nền tảng ở đại dương.

Cuộc phóng cần được thực hiện từ sân bay vũ trụ Wallops (Virginia). Lần xuất phát đầu tiên của Neutron dự định tiến hành vào năm 2024, tới mốc đó cả sàn phóng tương ứng tại sân bay vũ trụ cũng phải sẵn sàng. Hiện tại Rocket Lab đang tìm kiếm địa điểm để xây dựng nhà máy sản xuất Neutron.

Rogozin: Tên lửa của Nga dành cho chuyến bay lên mặt Trăng sẽ rẻ hơn tên lửa của Mỹ

Thành tựu của Rocket Lab

Tháng 11 năm 2020, Rocket Lab của Mỹ là công ty thứ hai trên thế giới sau SpaceX đã thành công bảo tồn được kỳ thứ nhất của tên lửa sau lần phóng đầu tiên.

Rocket Lab hiện có tên lửa siêu nhẹ dùng một lần Electron, có khả năng đưa lên quỹ đạo thấp gần Trái đất tới 225 kg trọng tải có ích.

Tên lửa đẩy được tạo ra bằng vật liệu siêu bền composite và công nghệ in 3D, cho phép sản xuất và vận hành nhanh chóng. Rocket Lab có kế hoạch tiến hành tới 50 vụ phóng mỗi năm. Chi phí phóng tên lửa không vượt quá 6,6 triệu USD.

Thảo luận