Welt: Bộ Quốc phòng Đức cảnh báo về mối đe doạ quân sự mới từ Nga và Trung Quốc

MATXCƠVA (Sputnik) - Nga đang theo đuổi mục tiêu «gây bất ổn và làm suy yếu NATO», còn Trung Quốc cố tìm cách «lập trật tự quốc tế phù hợp với lợi ích riêng của mình», đó là thông báo của tờ Welt am Sonntag dẫn tài liệu nội bộ của Bộ Quốc phòng Đức.
Sputnik

Tại sao Nga bị coi là nguy hiểm?

Theo tờ báo này, Bộ Quốc phòng Đức cảnh báo về mối đe dọa ngày càng tăng do tham vọng quyền lực và những khả năng quân sự mới của Trung Quốc và Nga.

Bộ Quốc phòng Đức «đặc biệt lo ngại» trước việc Nga triển khai ứng nghiệm các tên lửa tầm xa «siêu thanh, có độ chính xác cao, khó đánh chặn» và thực tế đáng báo động là Matxcơva chi các khoản đầu tư lớn vào việc «duy trì tiềm năng tấn công trả đũa hạt nhân từ biển» và «ưu tiên hiện đại hóa năng lực hạt nhân».  Cơ quan quân sự Đức còn khẳng định rằng hiện nay Matxcơva sở hữu đến 6.375 đầu đạn hạt nhân.

Nga hay Trung Quốc? Tại sao NATO mãi chưa xác định được đâu là "mối đe dọa"?

Các chuyên gia của Bộ này cho rằng 840.000 binh sĩ Nga được đào tạo bài bản và có thể nhanh chóng điều chuyển triển khai linh hoạt. Tuy vậy Nga có điểm yếu là hạn chế khả năng trên biển ở quy mô toàn cầu và thiếu thốn các thiết bị bay tấn công không người lái. Đồng thời tờ báo nhắc rằng, đối với Nga lực lượng vũ trang là «công cụ của quyền lực chính trị», «có thể mang lại lợi ích tối đa chỉ với phí tổn tương đối thấp».

Khả năng quân sự của Bắc Kinh

Welt am Sonntag cũng cho biết, sau khi phân tích khả năng quân sự của Bắc Kinh (UAV tấn công hiện đại, 6.850 xe tăng chiến đấu, 1.600 chiến đấu cơ, hơn 2 triệu binh sĩ, tiềm năng tên lửa to lớn và tiềm năng hạt nhân mở rộng một cách có hệ thống), Bộ Quốc phòng Đức đi đến kết luận rằng «Trung Quốc ngày càng vượt trội hơn Nga về qui mô ảnh hưởng toàn cầu, kể cả về doanh số bán vũ khí và hợp tác quân sự». Còn Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng sức mạnh hạt nhân của nước này không xếp cùng hàng với Hoa Kỳ và Nga, hiện còn chưa đến lúc Bắc Kinh cần tham gia vào các cuộc thương lượng về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Thảo luận