Cục trưởng Cục trẻ em: 'Chia sẻ - Chìa khóa thúc đẩy bình đẳng giới'

HÀ NỘI (Sputnik) - Đó chính là thông điệp của ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, diễn giả trong toạ đàm #Globalguytalk do Viện Thụy Điển và tổ chức phi lợi nhuận Make Equal, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tổ chức vào tối ngày 8/3 Nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 2021.
Sputnik

Với mục đích là để bắt đầu các cuộc trò chuyện giữa những người đàn ông có thể ảnh hưởng đến thái độ và gia tăng bình đẳng giới, sáng kiến bình đẳng giới #Globalguytalk (Khi đàn ông lên tiếng) của Thuỵ Điển ra mắt vào năm 2016 và đã thu được nhiều thành công.

Cục trưởng Cục trẻ em: 'Chia sẻ - Chìa khóa thúc đẩy bình đẳng giới'

Bình đẳng giới - Đàn ông cũng cần lên tiếng

Được xếp hạng là một trong các quốc gia bình đẳng giới nhất trên thế giới và là một trong năm quốc gia có chính sách đối ngoại nữ quyền, Thuỵ Điển coi sứ mệnh thu hút nam giới và trẻ em trai tham gia vào công việc vì các xã hội bình đẳng giới là rất quan trọng. Sự tham gia của nam giới là mấu chốt trong việc xóa bỏ các thái độ văn hóa và xã hội cơ bản ủng hộ sự bất bình đẳng giới. Phát biểu khai mạc tại sự kiện tổ chức tại Hà Nội, Đại sứ Thụy Điển Bà Ann Måwe, nhấn mạnh:

“Mục tiêu tổng thể của bình đẳng giới là một xã hội trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng các cơ hội, quyền và nghĩa vụ như nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Một yếu tố giúp đạt được điều đó chính là khi nam giới hiểu được cơ hội của mình, là một phần của sự thay đổi tích cực, để phản ánh hoàn cảnh của chính họ. Tôi tin rằng cần có một mối quan hệ gia đình lành mạnh mà đàn ông nói chuyện với nhau và vượt qua tâm lý gia trưởng phổ biến là không chia sẻ cảm xúc".
Cục trưởng Cục trẻ em: 'Chia sẻ - Chìa khóa thúc đẩy bình đẳng giới'

#Globalguytalk - Tiếng nói vì nữ quyền của nam giới

Toạ đàm #Globalguytalk lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với sự phối hợp của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Đây là cũng nguồn cảm hứng xuất phát từ triển lãm ảnh nổi tiếng “Những ông bố Thụy Điển” của nhiếp ảnh gia Johan Bävman, được trưng bày trên 70 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, cho biết:

“Tôi đã rất ấn tượng và thấy thực sự thú vị trước nội dung triển lãm này, bởi tại Việt Nam chưa có nhiều diễn đàn để nam giới có cơ hội được nói lên suy nghĩ tâm tư của mình. Và chính điều đó cho chúng ta thấy rằng bình đẳng đôi khi không đến từ những gì to tát, mà nó bắt nguồn từ sự hòa hợp, lắng nghe để thấu hiểu tâm tư, tình cảm và mong muốn từ hai phía… Từ đó, cùng chung tay, cam kết và nỗ lực để xây dựng một xã hội bình đẳng hơn".
Cục trưởng Cục trẻ em: 'Chia sẻ - Chìa khóa thúc đẩy bình đẳng giới'

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ, hầu hết các tiếng nói về bình đẳng giới đến từ phái nữ, cần thiết phải có sự tham gia của nam giới. Ông Đặng Hoa Nam cho rằng:

“Rất nhiều quốc gia tôn vinh nữ quyền, nhưng sẽ tốt hơn khi chúng ta tôn vinh bình đẳng giới, sự chia sẻ, trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong xã hội, trong gia đình. Với tôi, trong ngày 8-3, món quà tốt nhất là sự chia sẻ trong công việc”.
Cục trưởng Cục trẻ em: 'Chia sẻ - Chìa khóa thúc đẩy bình đẳng giới'

Cũng theo ông Đặng Hoa Nam, nam giới hiện nay cũng chịu rất nhiều áp lực mà không thể nói ra do một số định kiến xã hội. Ông Đặng Hoa Nam nhấn mạnh:

“Tôi không muốn nói nhiều về đấu tranh đòi nữ quyền. Nếu mà nói đấu tranh thì sẽ có người thắng người thua. Sẽ ra sao nếu phụ nữ thắng, nam giới thua, như vậy thế giới này không còn gọi là thế giới nữa. Tôi ủng hộ sự win - win, làm sao để cả hai cùng thắng thông qua chia sẻ suy nghĩ, tình cảm..."

Nam giới cũng cần được sẻ chia

Toạ đàm #Globalguytalk tại Hà Nội thu hút sự tham dự đông đảo của các nhà ngoại giao, người làm công tác xã hội và cả những người quan tâm tới bình đẳng giới. Kỹ sư, nhà nghiên cứu tại bệnh viện Karolinska (Thuỵ Điển) và Bệnh viện Nhi Trung Ương (Việt Nam) - Tiến sĩ Linus Olson chia sẻ trải nghiệm của mình:

“Sự khác biệt giữa làm một người đàn ông và một người cha chính là khi xã hội muốn tôi dạy dỗ đứa con trai của mình theo cách, tôi phải nói với con mình không được khóc khi cháu muốn khóc. Trong thâm tâm, con trai tôi là con người, tôi muốn cháu tự do bộc lộ và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với tôi. Để sau này lớn lên, cháu cũng sẽ làm vậy với con của mình".
Cục trưởng Cục trẻ em: 'Chia sẻ - Chìa khóa thúc đẩy bình đẳng giới'

Nam giới cũng như phụ nữ được thụ hưởng cả về thể chất và tinh thần trong các xã hội bình đẳng. Những chuẩn mực nam giới bị hủy hoại không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc. Nó còn tái tạo sự bất bình đẳng, và trong những trường hợp xấu nhất, dẫn đến bạo lực đối với bản thân và những người khác.

#Guytalk được thành lập bởi Ida Östensson và Make Equal vào năm 2016 và nhanh chóng lan rộng khắp Thụy Điển. #Guytalk là một phương pháp để bắt đầu các cuộc trò chuyện về các chủ đề khác nhau về cảm giác trở thành đàn ông và dựa trên ý tưởng rằng cuộc đối thoại về bình đẳng giới cũng cần được làm chủ bởi nam giới và trẻ em trai, không chỉ phụ nữ.

Thảo luận