Mỹ tìm thấy động cơ nào để thúc đẩy các đối tác đối đầu với Trung Quốc?

Vào cuối tuần này sẽ tiến hành cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ. Tổng thống Mỹ tổ chức cuộc họp trực tuyến của các đồng minh và đối tác để cùng đối đầu với Trung Quốc.
Sputnik

Vào cuối tuần này sẽ tiến hành cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ. Tổng thống Mỹ tổ chức cuộc họp trực tuyến của các đồng minh và đối tác để cùng đối đầu với Trung Quốc.

Chủ đề của cuộc gặp thượng đỉnh là "Đối thoại bốn bên về các vấn đề an ninh". Việc lựa chọn chủ đề này nhấn mạnh ý định của Hoa Kỳ tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Bố tứ QUAD nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong bài viết về mục tiêu của cuộc họp thượng đỉnh, tờ Financial Times nhận xét rằng, Joe Biden  "chiêu mộ" các đồng minh để đối đầu với Trung Quốc.

Tăng cường đối đầu với Trung Quốc, Hoa Kỳ đang theo đuổi mục đích gì?

QUAD thành NATO khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương?

Mỹ đang cố gắng đưa NATO đến gần biên giới của Trung Quốc. Điều này thấy được rõ qua kết quả Cuộc họp cấp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước NATO diễn ra gần đây. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ASEAN, Australia và châu Đại Dương thuộc Viện Đông phương học (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) nhận xét rằng, quá trình thành lập "NATO mini" tại châu Á đang phát triển ngày càng tích cực:

“Hoa Kỳ cần một khối quân sự nghiêm túc nào đó ở phía Đông, trong khu vực phía Tây Thái Bình Dương và ở Ấn Độ Dương. Điều này là cần thiết để đối đầu với Trung Quốc mà Mỹ gọi là đối thủ chính. Cuộc đối đầu sẽ leo thăng với những hậu quả nghiêm trọng hơn, vì thế cần phải thành lập một số khối đồng minh bao gồm các quốc gia hữu quan. Và các quốc gia này sẽ tham dự cuộc họp thượng đỉnh. Dự án thành lập khối quân sự vẫn tiếp tục thời hậu Trump trên thực tế dưới hình thức quan hệ đối tác và liên minh đã được phát triển dưới thời Trump. Có nghĩa là, thời điểm hiện tại được coi là thời điểm “chín muồi”. Điều này quá rõ ràng. Kết quả của hội nghị thượng đỉnh sẽ cho thấy “độ chín muồi” của dự án này”.

Tuyên bố quan trọng của người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh QUAD, Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, đã đưa ra một tuyên bố quan trọng. Ông lưu ý rằng, hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ đã "đạt được tiến bộ đáng kể" và tiềm năng tăng cường hợp tác đã trở thành một "cơ hội chiến lược" trong thế kỷ 21. Phát biểu tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI), ông lưu ý rằng, quân đội Mỹ và Ấn Độ chia sẻ rất nhiều thông tin tình báo. Đô đốc tán thành việc Ấn Độ mua máy bay do thám P-8 của Mỹ, loại máy bay đang được Mỹ và Australia sử dụng để tăng cường khả năng phối hợp giữa quân đội hai nước này.

Mỹ tìm thấy động cơ nào để thúc đẩy các đối tác đối đầu với Trung Quốc?

Vào tháng 1, Ấn Độ cùng nhóm QUAD và Canada đã tham gia cuộc tập trận đa phương Sea Dragon 2021 bao gồm việc huấn luyện theo dõi tàu ngầm. Ấn Độ cũng có thỏa thuận với Hoa Kỳ và Úc cho phép tàu chiến của họ cập cảng tiếp nhiên liệu. Chuyên gia Dmitry Mosyakov nói lên ý kiến ​​về vị trí có thể có của Ấn Độ trong QUAD:

“Hầu hết tất cả các nước tham gia Bộ tứ QUAD đều là quốc gia độc lập về tài chính. Họ có thể đảm nhận một phần đáng kể gánh nặng thành lập khối quân sự này. Chỉ có vấn đề với Ấn Độ. Nếu Ấn Độ gia nhập một liên minh quân sự, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình ở Nam Tây Tạng, dãy Himalaya, Nam Á và có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Sẽ xuất hiện hệ thống liên minh mới, do đó - hệ thống các mối đe dọa mới. Trong trường hợp này, Pakistan sẽ là “đối tác mọi thời tiết” của Trung Quốc. Đó sẽ là một thế giới khác".

Theo chuyên gia Dmitry Mosyakov, các bên tham gia Bộ tứ QUAD sẽ tìm kiếm những đối tác mới để chống lại Trung Quốc, bao gồm cả các nước ASEAN.

Trong khi đó, chương trình quân sự của Bộ tứ là không thể chấp nhận được đối với ASEAN:

Thay vì hỗ trợ kinh tế, Mỹ đề nghị các đối tác châu Á cùng nỗ lực đối phó với Trung Quốc
“Xét theo quy mô của các nước thành viên ASEAN, bất kỳ quốc gia riêng biệt nào khó có thể đóng vai trò đối tác đầy đủ giá trị, nhưng, Hiệp hội này có thể trở thành một đối tác với các điều kiện nhất định. Các điều kiện này đã được ASEAN đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh năm ngoái ở Bangkok. Đây là tài liệu Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chương trình này, trước hết, đề cập đến hợp tác kinh tế và sự cởi mở. Hãy chờ đợi kết quả của cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến. Nếu chủ đề quan trọng nhất là hợp tác quân sự - các cuộc diễn tập mới, các đợt cung cấp vũ khí - thì nội dung này không phù hợp với ASEAN. Rõ ràng ASEAN sẽ hết sức thận trọng với các khía cạnh tương tác thuần túy quân sự trong khuôn khổ Bộ tứ. Nếu họ nói về những dự án kinh tế, về cách bổ sung liên minh kinh tế với một thành phần quân sự, thì ASEAN có thể phản ứng theo cách khác. ASEAN và các quốc gia khác ở Nam Á thể hiện sự quan tâm đến nội dung này. ASEAN biết rõ họ muốn gì từ Bộ tứ QUAD, nhưng, cho đến nay Bộ tứ chưa đáp ứng nguyện vọng của ASEAN".

Hoa Kỳ đang thúc đẩy các đồng minh và đối tác của mình trong Bố tứ QUAD tiến xa hơn trong đối đầu với Trung Quốc thông qua việc thành lập liên minh quân sự. Tuy nhiên, điều này không phục vụ lợi ích quốc gia của Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, cũng như lợi ích an ninh của toàn bộ khu vực. Kết quả cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới sẽ cho thấy xu hướng nào sẽ chiếm ưu thế.

Thảo luận