Hiện tượng Thơ Nguyễn – hồi chuông cảnh báo về nội dung độc hại cho trẻ em

HÀ NỘI (Sputnik) - Bị tố về nội dung lệnh lạc đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook, Tiktok từ Thơ Nguyễn, có lẽ cha mẹ là những người phải định định hướng lại, giúp con mình trang bị kiến thức để trẻ tự bảo vệ bản thân, tránh xa các nội dung xấu trên mạng.
Sputnik

Trong 2 ngày 25 và 27/2 vừa qua, YouTuber, TikToker Thơ Nguyễn đăng 2 clip có nội dung về búp bê kumanthong, cụ thể là “xin vía học giỏi” do "nhận được nhiều yêu cầu của các em nhỏ". Ngay sau đó, những nội dung này liên tục nhận được sự phản ứng từ các bậc phụ huynh, khi trẻ em là đối tượng chính xem các clip của nhà sáng tạo nội dung này. Bởi, phần lớn đều cho rằng Thơ Nguyễn tuyên truyền mê tín dị đoan, làm nội dung không phù hợp với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người phải chịu một phần trách nhiệm trong việc này là các bậc phụ huynh, cần phải vào cuộc để bảo vệ trẻ em khỏi những nội dung độc hại như vậy.

Kiểm soát nội dung trước khi cho con xem

Việc đầu tiên, cha mẹ cần chủ động hỏi về những nội dung trẻ chuẩn bị xem trước khi cho trẻ truy cập Internet. Cụ thể là kiểm tra nội dung bộ phim đó có phù hợp với trẻ hay không và hãy giải thích để trẻ ngừng xem nếu nội dung không phù hợp. Điều quan trọng cha mẹ cần ghi nhớ là dạy trẻ hiểu rằng những nội dung độc hại có thể gây ảnh hưởng tâm lý, suy nghĩ của bản thân. Qua đó, khi được hình thành thói quen xem nội dung lành mạnh, trẻ sẽ nhận biết và tránh những video, hình ảnh xấu.

Bộ Công an, Bộ TT&TT, TikTok vào cuộc vụ Youtuber Thơ Nguyễn ‘xin vía’ từ búp bê ma

Đồng thời, đặt thiết bị điện tử ở nơi dễ quan sát như ở vị trí trung tâm trong nhà, thay vì ở phòng riêng. Điều này giúp phụ huynh có thể dễ quan sát và quản lý mọi hoạt động sử dụng Internet của trẻ. Nếu trẻ dùng điện thoại di động, máy tính bảng, cha mẹ nên đặt quy định chỉ được xem trong khung giờ nhất định và không được ngồi trong phòng riêng. Ngoài ra, phụ huynh nên kiểm tra lịch sử trình duyệt web thường xuyên để nắm rõ trẻ xem và tìm kiếm những nội dung gì.

Đặt khung giờ xem cố định cho trẻ

Rất nhiều phụ huynh đã truyền tai nhau những lời khuyên bổ ích để giúp các bố mẹ khác kiểm soát được nội dung độc hại cho còn mình. Đó là chỉ cho trẻ lên mạng trong khung giờ nhất định. Thông tin này cũng được Bộ Y tế Australia khuyến cáo, như trẻ dưới 17 tuổi không nên sử dụng thiết bị điện tử quá 2 giờ mỗi ngày.

Hà Nội phạt tiền 4 trường hợp thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 trên mạng xã hội

Vì vậy, cha mẹ cần quản lý thời gian lên mạng của con, tránh để trẻ hình thành thói quen xấu. Ví dụ, cha mẹ có thể đặt quy định mỗi ngày chỉ được lên mạng 30 phút. Nếu trẻ tuân thủ nghiêm chỉnh, bạn có thể "thưởng" thêm 15-30 phút sử dụng vào cuối tuần. Ngoài ra, các gia đình nên tắt Wi-Fi vào buổi đêm để tránh trẻ dùng lén khi không có người lớn bên cạnh.

Một trong những biện pháp hiệu quả khác là cùng trẻ sử dụng Internet. Cha mẹ có thể hướng dẫn con truy cập những kênh, trang web thú vị, bổ ích, mang tính giáo dục cao, đồng thời dạy các em đánh dấu trang để dễ dàng truy cập lần sau. Ngoài ra, trước khi cho con lên mạng, cha mẹ cần nắm rõ những quy tắc an toàn để hướng dẫn trẻ. Ví dụ, khi bắt gặp những nội dung độc hại, phản cảm, bạn hãy dạy trẻ báo cáo nội dung không phù hợp hoặc sai phạm. Đối với trẻ chưa biết chữ hoặc chưa hiểu về những nội dung phản cảm, cha mẹ nên chủ động đăng ký hoặc chuẩn bị sẵn nội dung lành mạnh để trẻ em.

Điều quan trọng nhất là bố mẹ không nên sử dụng thiết bị điện tử trước mặt trẻ quá nhiều. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian trò chuyện, vui chơi, đọc sách cùng con. Cách này giúp trẻ tránh xa những điều độc hại trên mạng, đồng thời củng cố tình cảm của các thành viên.

Thảo luận