"Rõ ràng quân đội bây giờ sẽ chiếm ưu thế và chế độ quân sự sẽ tồn tại trong vài năm - đây là điều thông thường đối với Myanmar. Và trong tương lai, mọi thứ phụ thuộc vào việc cộng đồng thế giới có gây được áp lực lên Myanmar hay không, và liệu nước này bị cô lập đến đâu. Ví dụ về điều này đã xảy ra trong mối quan hệ với Triều Tiên hay Iran", chuyên gia lưu ý.
Ngoài ra, Giáo sư Khoa Kinh tế Thế giới và Các vấn đề Quốc tế Alexei Maslov nói thêm:
"Nếu điều này xảy ra, thì tôi không loại trừ Myanmar sẽ trở nên hoàn toàn nghèo khó và thế giới xung quanh sẽ chia thành hai phe, giống như sự chia rẽ xung quanh Bắc Triều Tiên".
Các kịch bản phát triển sự kiện có thể xảy ra
Tuy nhiên, theo ông, ngay cả trong trường hợp này, cũng có thể xuất hiện tình huống tích cực.
"Vấn đề ở chỗ, sau hai hoặc ba năm thực hiện chế độ cứng rắn, quân đội, như thường lệ, sẽ quay trở lại các chương trình phát triển kinh tế. Ví dụ như họ sẽ bắt đầu khai thác hiệu quả các cảng của Myanmar, để vận chuyển hàng hóa, kích thích sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Cho đến nay, bất chấp việc siết chặt các đinh vít trong chính trị, trong lĩnh vực kinh tế vẫn hoàn toàn tự do. Trong trường hợp này, tôi nghĩ chúng ta sẽ có một chế độ quân sự mềm mại", Maslov kết luận.
Đọc thêm: