Việt Nam chọn giải pháp “tiết kiệm hợp lý” khi dùng AstraZeneca

Theo Bộ Y tế Việt Nam, tới cuối năm 2021 đầu năm 2022, bên cạnh vaccine AstraZeneca, Sputnik -V và cả Pfizer-bioNTech, Việt Nam sẽ còn có cả NanoCovac và Covivac là hai vaccine nội địa được sản xuất đại trà và sẽ được tiêm chủng cho toàn dân.
Sputnik

Việt Nam đã tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 được 6 ngày. Theo lời Thứ trưởng Bộ y tế Trần Văn Thuấn, việc tiêm vaccine diễn ra trên tinh thần “hiệu quả, chặt chẽ, đảm bảo an toàn ở mức cao nhất” trong tất cả các khâu khám, sàng lọc trước khi tiêm.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam diễn ra thuận lợi

Trước thông tin một số nước châu Âu ngừng tiêm vaccine AstraZeneca, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, đã nghe báo cáo và phân tích của đơn vị triển khai tiêm vaccine Covid-19, các chuyên gia, các nhà khoa học. Theo đó, các nước chưa tìm ra sự liên quan giữa những sự cố nghiêm trọng sau tiêm với vaccine AstraZeneca, một số trường hợp đang nghiên cứu. Vì vậy, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tiếp tục tiêm vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca.

Indonesia hoãn sử dụng vaccine AstraZeneca

Theo các thông tin mà Sputnik có được, tính đến cuối giờ chiều ngày 13/3/2021 đã có gần 6.000 người Việt Nam, hầu hết là các y bác sĩ, những người đang ở tuyến đầu phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam được tiêm vaccine phòng chống COVID-19 của AstraZeneca. Đã có một số trường hợp phản ứng phụ không mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, đa số là các trường hợp phản ứng nhẹ; mức độ chỉ như các trường hợp phản ứng khi tiêm các loại vaccines khác. Chỉ có hơn 10 trường hợp phản ứng nặng hơn nhưng đã được đối phó và điều trị kịp thời.

“Đây cũng là điều bình thường do cơ địa của mỗi người không giống nhau. Một số người có mẫn cảm với một thành phần nào đó của vaccine chứ không phải là phản ứng với thành phần của thuốc có chứa một phần gen của SARS-COV-2”, - Nguồn tin đáng tin cậy từ Bộ y tế chia sẻ với Sputnik.

Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, vào ngày 14/3 có hai người có phản ứng nặng sau khi tiêm vaccine Covid-19  AstraZeneca. Trong đó có một người được chẩn đoán sốc phản vệ độ III với dấu hiệu ban đầu sốt, rét run kèm theo co quắp, tê bì tay sau 8 giờ tiêm vaccine. Hai trường hợp này được phát hiện và xử trí kịp thời theo đúng quy định, sức khỏe của họ đã ổn định.

Nói chung thì trong gần một tuần tiêm chủng tiến trình tiêm vaccine phòng chống COVID-19 ở Việt Nam diễn ra thuận lợi. Bộ Y tế đang có những nghiên cứu nhanh để sơ test, đánh giá hiệu quả trong khi vẫn tiếp tục nỗ lực phát triển vaccine phòng chống COVID-19 nội địa. Tính đến cuối ngày 14/3, tổng số người đã được tiêm chủng là 11.605.

Việt Nam: Bắt đầu từ AstraZeneca đến vaccine nội địa

Có nhiều người đã đặt câu hỏi: Vì sao Việt Nam lại đàm phán trước hết là mua AstraZeneca - vaccine kém hiệu quả nhất trong số tất cả các loại vaccine phòng COVID-19 đang được sử dụng? Vì sao Việt Nam và Liên bang Nga có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện và Sputnik V hiện là một trong những vaccine phòng COVID-19 hiệu quả nhất mà Việt Nam không đàm phán với Nga đầu tiên?

Nga sẵn sàng cung cấp vắc xin ngừa COVID cho Việt Nam

Trả lời phỏng vấn của Sputnik về vấn đề trên, chuyên gia Hồng Long nhấn mạnh:

“Những thông tin về vaccine của AstraZeneca kém hiệu quả là không có cơ sở. Điều đơn giản là nếu nó kém hiệu quả thì WHO đã không cấp phép lưu hành toàn cầu cho nó. Tiếp theo là vaccine AstraZeneca có thể được bảo quản ở nhiệt độ của tủ lạnh thông thường Từ -4 đến +4 độ Celcius. Vì vậy, nó rất phù hợp với các nước nhiệt đới như Việt Nam. Trong khi đó, các loại vaccine của Pfizer-bioNTech phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh sâu tới -80 độ Celcius. Hơn nữa, khi đưa ra sử dụng, thời gian rã đông cũng kéo dài hơn. Điều này làm đội chi phí vận chuyển và sử dụng lên cao hơn, thậm chí là cao hơn chi phí sản xuất. Do đó, Việt Nam chọn giải pháp “tiết kiệm hợp lý” khi dùng vaccine AstraZeneca”.
Đối với “vaccine Sputnik V” của Nga, Việt Nam đánh giá đây là một loại vaccine tốt, ít gây phản ứng phụ, hiệu quả sinh kháng thể cao. Nhưng năng lực sản xuất Sputnik V còn hạn chế, nên phía Nga chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu của phía Việt Nam. Nhưng dù sao thì Việt Nam đã đàm phán thành công với khả năng gần như chắc chắn là tới cuối năm 2021, khoảng 30 triệu liều vaccine Sputnik V sẽ được phía Nga cung cấp cho Việt Nam”, - Chuyên gia Hồng Long nói với Sputnik.

Theo Bộ Y tế Việt Nam thì tới cuối năm 2021 đầu năm 2022, bên cạnh vaccine AstraZeneca, Sputnik V và cả Pfizer-bioNTech, Việt Nam sẽ còn có cả NanoCovac và Covivac là hai vaccine nội địa được sản xuất đại trà và sẽ được tiêm chủng cho toàn dân.

Việt Nam chọn giải pháp “tiết kiệm hợp lý” khi dùng AstraZeneca
Thảo luận