“Chiến tranh” giữa hai tỷ phú Musk và Bezos trong công cuộc chinh phục vũ trụ

Elon Musk và Jeff Bezos - hai vị tỷ phú giàu nhất thế giới đều muốn khám phá không gian ở độ cao thấp. Tất nhiên, họ đã chuẩn bị một khoản tiền lớn để thực hiện ước mơ của mình. Ngay hiện nay có thể thấy rõ rằng, Tesla và Amazon có ý định cạnh tranh gay gắt.
Sputnik

Cả hai công ty đều bước vào cuộc đua xây dựng mạng viễn thông vệ tinh quỹ đạo thấp. Tại sao không gian đang thu hút sự chú ý của những người giàu? Chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

Tập đoàn của Jeff Bezos đã được phép phóng 3.200 vệ tinh lên quỹ đạo, nhưng đến nay vẫn chưa phóng một vệ tinh nào. SpaceX của Elon Musk đã phóng khoảng một nghìn vệ tinh và được phép phóng thêm 4,4 nghìn nữa. Công ty có kế hoạch cung cấp internet tốc độ cao trên khắp thế giới thông qua hệ thống 12 nghìn vệ tinh rải khắp quỹ đạo của Trái đất.

“Chiến tranh” giữa hai tỷ phú Musk và Bezos trong công cuộc chinh phục vũ trụ

Tại sao Bezos và Musk đang thúc đẩy thám hiểm không gian?

Chủ đề không gian là một chương trình kinh doanh nghiêm túc, trong đó bất kỳ chiến thắng nào cũng hứa hẹn lợi nhuận cao và dòng đầu tư lớn. Chuyên gia Dmitry Zavyalov, tổ trưởng tổ chuyên môn Kinh doanh và Hậu cần tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov nhận xét trong bài phân tích của mình. Khả năng cung cấp Internet tốc độ cao tới mọi nơi trên thế giới, kể cả những nơi thực tế không có thông tin liên lạc hiện đại là ưu tiên của những người đứng đầu các công ty có ý định cạnh tranh trên thị trường.

Elon Musk sẽ lập ra thành phố của riêng mình
“Khai thác không gian trên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất có thể được thực hiện bằng các hệ thống vệ tinh. Nếu cách đây 10 năm chỉ có hai công ty thực hiện những đợt phóng như vậy, thì hiện nay có hơn mười công ty. Chi phí phóng vệ tinh đã giảm. Vì vậy, các dự án liên quan đến viễn thông đều tìm được nhà đầu tư rất nhanh chóng. Tuy nhiên, các dự án như vậy vẫn đang phục vụ nhu cầu hoạt động trên mặt đất và chưa mang lại mối đe dọa chung", - ông Zavyalov nói với Sputnik.

Điều cần phải lưu ý là việc tạo ra “chòm sao” vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo không phải là những dự án trừu tượng có rủi ro cao, mà là những khoản đầu tư và lợi nhuận cao có thể thu được ngày hôm nay.

Những đối thủ của Musk và Bezos

Cuộc chạy đua chinh phục không gian vũ trụ của các tỷ phú đã bắt đầu cách đây vài năm, sau khi Hoa Kỳ từ bỏ động cơ tên lửa của Nga trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng vào năm 2014 (sau khi Crưm về với Nga và phương Tây áp dụng một số biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga). Các tập đoàn vũ trụ và những tỷ phú như Musk và Bezos đã nhìn thấy những cơ hội mới trong việc này. Liệu có thể xuất hiện những tỷ phú khác cạnh tranh với họ?

“Chiến tranh” giữa hai tỷ phú Musk và Bezos trong công cuộc chinh phục vũ trụ

Ông Dmitry Zavyalov nhắc đến công ty Virgin Orbit của tỷ phú người Anh Richard Branson. Xin nhắc lại rằng, ông này từng lập kỷ lục thế giới với ván trượt, máy bay và thậm chí cả tên lửa. Richard Branson đã vượt Đại Tây Dương trên một chiếc catamaran, đi qua Thái Bình Dương từ Nhật Bản đến Bắc Cực của Canada trên một khinh khí cầu, vượt qua eo biển Manche dùng xe hơi lội nước… Có lẽ lần sau ông sẽ lập kỷ lục ngoài vũ trụ.

“Chiến tranh” giữa hai tỷ phú Musk và Bezos trong công cuộc chinh phục vũ trụ
“Ngoài ra còn có một doanh nhân người Nga Yuri Miller. Vào năm 2016 anh đã công bố sáng kiến ​​đầu tư 100 triệu USD vào dự án chế tạo tàu vũ trụ và 100 triệu USD vào dự án tìm kiếm các nền văn minh ngoài Trái đất. Cả hai dự án đều do tỷ phú này phát triển với sự hỗ trợ của nhà vật lý nổi tiếng toàn cầu Stephen Hawking”, - ông Zavyalov cho biết.
Thảo luận