Theo ý kiến của các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn, việc thiếu các sáng kiến mới từ phía Mỹ đã biến cuộc hội đàm ở Seoul thành một sự kiện tuyên truyền chống Trung Quốc.
Vai trò nghiêm trọng của Trung Quốc
Trung Quốc phải đóng vai trò "nghiêm trọng" trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa. Như Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố trong cuộc họp báo chung với các quan chức Hàn Quốc ở Seoul sau cuộc hội đàm theo thể thức 2 + 2. Đồng thời, nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Bắc Kinh phải "hoàn toàn" đảm bảo tuân thủ các lệnh trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên.
Đồng thời, Antony Blinken cho thấy rằng: đến thời điểm hiện nay, chính quyền của Tổng thống Biden không có sáng kiến nào để giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên. Hoàn tất việc chuẩn bị tài liệu đánh giá chính sách đối với CHDCND Triều Tiên dự kiến sẽ diễn ra trong vài tuần tới, nhà ngoại giao Mỹ lưu ý. Ngoại trưởng cho biết rằng: Mỹ sẽ tham vấn chặt chẽ với Hàn Quốc và các đồng minh khác. Một ngày trước đó, tại Tokyo, ông đã nêu danh Nhật Bản trong số đối tác ưu tiên của Hoa Kỳ về vấn đề này. Việc gia tăng áp lực đối với Bình Nhưỡng và một số phương án ngoại giao cũng đang được xem xét, nhưng Antony Blinken không cho cả Seoul hay Tokyo biết chi tiết cụ thể.
Trong khi đó, vài giờ trước cuộc hội đàm 2 + 2 ở Seoul, Bình Nhưỡng tuyên bố rằng khi Mỹ không thay đổi "chính sách thù địch", Triều Tiên sẽ phớt lờ mọi nỗ lực thiết lập liên lạc hoặc đối thoại. Tuyên bố này của Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất CHDCND Triều Tiên Choe Son Hu là phản ứng đầu tiên của Bình Nhưỡng đối với chính sách của chính quyền mới ở Mỹ. Nhà ngoại giao Triều Tiên lưu ý rằng "chế độ mới" ở Hoa Kỳ cho đến nay vẫn đưa ra một "lý thuyết điên rồ" về mối đe dọa từ Triều Tiên và tuân theo "luận điệu vô căn cứ" liên quan đến việc " hoàn toàn phi hạt nhân hóa " đối với CHDCND Triều Tiên.
Trong cuộc họp báo chung tại Seoul, ngoài Antony Blinken, còn có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Trong bản báo cáo về sự kiện này, hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap trích dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ về hành vi bị cáo buộc là hung hăng và độc đoán của Trung Quốc, thách thức sự ổn định, an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Nhà ngoại giao nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh khiến cách tiếp cận chung của các đồng minh Mỹ "càng trở nên quan trọng". Trong diễn biến này, hãng thông tấn dự kiến: các vấn đề liên quan đến Trung Quốc có thể được thảo luận trong các cuộc đàm phán 2 + 2. Tuy nhiên, hãng không trích dẫn bất kỳ tuyên bố nào, kể cả những tuyên bố chống Trung Quốc, từ phía các nhà đàm phán Hàn Quốc.
Sau các cuộc gặp tại Seoul, những người đứng đầu bộ chính sách đối ngoại và quốc phòng của Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã không tuân theo tuyên bố của phía Hàn Quốc về việc ủng hộ tuyên bố chống Trung Quốc của các đồng nghiệp Mỹ của họ. Alexandr Vorontsov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cũng chú trọng về điều này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
“Tất nhiên, tất cả các nước châu Á không muốn phá hỏng quan hệ với Trung Quốc. Không ai muốn lựa chọn, mặc dù cuộc sống bắt buộc, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Và Hàn Quốc tìm cách tránh tối đa sự lựa chọn, bởi vì nước này rất phụ thuộc vào Trung Quốc, và họ thực sự muốn duy trì quan hệ bình thường với Bắc Kinh. Nhưng liên minh Mỹ - Hàn là hiện thực, với sự trợ giúp của "chiếc dù hạt nhân", Mỹ đang “buộc dây ngắn” giữ chặt Hàn Quốc, nhưng Seoul đang cố gắng hết sức để tránh nói điều gì đó xấu về Trung Quốc. Và người Hàn Quốc sẽ cố gắng giữ vững quan điểm này”.
Seoul không đưa ra bất cứ tuyên bố có tính chất bước ngoặt mới nào
Chuyên gia Alexandr Vorontsov nhận xét: Mỹ chỉ cần đơn giản trấn an đồng minh của mình về lòng trung thành với nghĩa vụ của họ:
“Đây là những hành động mang tính nghi lễ của Hoa Kỳ, nhưng chúng cho thấy chính quyền mới đang chú ý đến khu vực Đông Á. Rõ ràng là nó vẫn chưa hình thành cách tiếp cận khái niệm của riêng mình, hơn nữa, sẽ phải hoàn toàn khác với chính sách của Trump. Nhưng Hoa Kỳ phải xác nhận rằng họ nhớ đến Hàn Quốc, rằng quan hệ đồng minh với Seoul là quan trọng. Đối với Hàn Quốc, các hành động tính toán kỹ, được mong đợi, có thể đoán trước và dễ hiểu là rất quan trọng, điều này đã không xảy ra dưới thời Trump. Việc xác nhận thực tế rằng sau Trump, sự tương tác trở lại bình thường có ý nghĩa rất lớn đối với họ".
Mới đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cứng rắn đánh giá kết quả của các cuộc tham vấn Mỹ-Nhật theo thể thức 2 + 2 ở Tokyo. Để đáp ứng mong muốn riêng trong việc kiềm chế sự trỗi dậy và phục hưng của Trung Quốc, Nhật Bản sẵn sàng tự nguyện trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào nước khác và đảm nhận vai trò một chư hầu chiến lược của Hoa Kỳ, - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói. Nhật Bản đã không ngần ngại phá bỏ những lời hứa của mình và phá hoại quan hệ Trung-Nhật. Tokyo không hề ngần ngại "mời sói về nhà mình" và bán rẻ lợi ích chung của khu vực mình. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá những hành động như vậy là hoàn toàn vô liêm sỉ và không phổ biến.