Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp BHXH cho 8 nhóm đối tượng

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, từ ngày 1/1/2022, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng đối với 8 nhóm đối tượng.
Sputnik

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng cho 8 nhóm đối tượng, gồm:

  • Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
  • Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
  • Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định của Thủ tướng về trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động, người có đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo chính sách.
  • Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã phường.
  • Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên.
  • Công an đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã xuất ngũ về địa phương.
  • Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định của Thủ tướng về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên.
  • Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

Theo dự thảo, người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng thấp hơn 2.500.000 đồng/tháng, thì mức điều chỉnh cụ thể như sau: Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương từ 2.300.000  đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.

Lộ trình cụ thể tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021

Theo Bộ LĐTB&XH, mức điều chỉnh lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng là 15% được xác định dựa trên mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế của ba năm 2019, 2020 và năm 2021.

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, để bố trí kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH cho các nhóm đối tượng và không quá tạo ra áp lực cho ngân sách nhà nước thì việc tăng lương hưu sẽ thực hiện từ 1/1/2022.

Với phương án điều chỉnh này, số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn Ngân sách Nhà nước chi trả ước là 896.823 người. Dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 47.226 tỷ đồng, bao gồm cả khoản đóng bảo hiểm y tế (BHYT).

Số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn quỹ BHXH chi trả ước là 2.283.819 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 168.045 tỷ đồng, bao gồm cả khoản đóng BHYT.

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, để bố trí kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH cho các nhóm đối tượng và không quá tạo ra áp lực cho ngân sách nhà nước thì việc tăng lương hưu sẽ thực hiện từ 1/1/2022.

Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT là ưu tiên hàng đầu

Tại hội nghị giao ban cơ quan tháng 3/2021 đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ 2 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh, năm 2021 có nhiều thách thức với ngành BHXH Việt Nam khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Đặc biệt, bên cạnh đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT theo đúng quy định, toàn Ngành còn phải theo dõi sát tình hình thực tế để có đề xuất, tạo điều kiện tối đa hỗ trợ người dân trong việc thụ hưởng quyền lợi, nhất là khám, chữa bệnh BHYT.

Tổng Giám đốc cũng lưu ý, trong khó khăn từ đại dịch Covid-19, người nghèo càng nhận thức hơn về vai trò của chính sách BHXH, BHYT đối với cuộc sống của mình. Do đó, họ cũng là nhóm đối tượng cần đặc biệt quan tâm hơn trong việc phát triển BHYT hộ gia đình, BHXH tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành mẫu thẻ BHYT mới

Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh, phương hướng nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam đặt ra với BHXH các địa phương là triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển người tham gia; đôn đốc thu, giảm nợ, không để phát sinh nợ BHXH, BHYT trong tháng 3 và những tháng tiếp theo. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành triển khai chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành năm 2021; thực hiện thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch đã được BHXH Việt Nam phê duyệt; tăng cường thanh tra chuyên ngành đột xuất tại các đơn vị có dấu hiệu nợ đọng, lạm dụng quỹ BHXH, BHYT.

Cùng với đó, toàn Ngành tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tích hợp, cung cấp thêm các dịch vụ công của ngành trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Thảo luận