Nói về các biện pháp mà chính quyền thực thi để kích thích cấp xung lực cho nền kinh tế, ông này nhận định rằng «có cái gì đó đã thắp lên, bây giờ đang cháy trụi».
Cựu Bộ trưởng Summers chỉ ra rằng trong thời gian phục hồi sau đại dịch, áp lực nhu cầu sẽ gia tăng trong bối cảnh Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FRS) nới lỏng chính sách tài khóa và tiến hành chính sách tiền tệ thả nổi lỏng lẻo.
«Đó là chính sách tài khóa kinh tế vĩ mô ít chịu trách nhiệm nhất mà chúng ta đã thi hành trong 40 năm lại đây», - ông Summers tuyên bố.
Cựu Bộ trưởng cũng nhấn mạnh rằng điều này dựa trên cơ sở sự không khoan nhượng của phái cánh tả Dân chủ và «lối hành xử hoàn toàn vô trách nhiệm» của đảng Cộng hòa.
Kịch bản tồi tệ nhất
Cựu Bộ trưởng Tài chính cảnh báo rằng trong những năm gần tới ở nước Mỹ hiện hữu rủi ro đẩy nhanh lạm phát và đình đốn. Ông Summers cho rằng với đà lạm phát như vậy, còn có kịch bản khác nữa nếu như Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ «hãm phanh mạnh» và đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Cũng có cơ may hy hữu là FRS và Kho bạc sẽ tăng trưởng nhanh mà không lạm phát.
Đến lượt mình, chuyên gia từng đoạt giải Nobel Kinh tế là Paul Krugman, người cũng tham gia cuộc đàm đạo, lại nêu ý kiến phản bác khả năng lạm phát tăng cao do các biện pháp của Chính phủ Mỹ. Theo lời ông này, kịch bản tồi tệ nhất sẽ là giá tiêu dùng tạm thời tăng vọt, giống như khi bắt đầu cuộc Chiến tranh Triều Tiên khi xưa.
Chính sách kinh tế của Biden
Trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký đạo luật về các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. Theo đó 85% hộ gia đình Mỹ sẽ nhận được khoản phụ cấp 1.400 USD cho mỗi người. Các gia đình trung bình có hai con và thu nhập đến 100.000 USD sẽ nhận được khoảng 5.600 USD.
Theo đánh giá của Cục Phân tích Kinh tế thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ, GDP của Mỹ đã giảm 3,5%, là mức giảm lớn nhất kể từ năm 1946. Đây cũng là lần sụt giảm đầu tiên về GDP của Hoa Kỳ trong một năm kể từ năm 2009, khi đó chỉ số giảm là 2,5%.