Hội đàm cấp Bộ trưởng quốc phòng Ấn-Mỹ tránh tấn công trực tiếp vào Trung Quốc

Ấn Độ và Hoa Kỳ nhất trí tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác quốc phòng, nhưng kiềm chế chỉ trích Trung Quốc. Ấn Độ sẽ không bị ràng buộc chặt chẽ bởi quan hệ quân sự với Washington. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia nói lên ý kiến này khi bình luận về cuộc hội đàm Ấn -Mỹ.
Sputnik

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin là quan chức cấp cao đầu tiên của chính quyền Biden công du Ấn Độ. Chuyến thăm kéo dài ba ngày đã kết thúc vào ngày 21 tháng Ba.

Các phương tiện truyền thông hàng đầu của Ấn Độ đều lưu ý rằng, người đứng đầu Lầu Năm Góc đến New Delhi trong khuôn khổ nỗ lực của chính quyền Biden xúc tiến liên minh chống Trung Quốc ở châu Á. Trong khi đó, xét theo các bài báo về cuộc hội đàm trên báo chí Ấn Độ cũng như thông báo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về chuyến thăm này, các nhà đàm phán không đưa ra bất kỳ lời chỉ trích nào chống lại Trung Quốc.

Mỹ tìm thấy động cơ nào để thúc đẩy các đối tác đối đầu với Trung Quốc?

Trả lời phỏng vấn của Sputnik,  Alexei Kupriyanov - nhà nghiên cứu chính trị quốc tế của Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IMEMO RAS) lưu ý rằng, Ấn Độ sẽ tách ra khỏi đường lối chống Trung Quốc của Hoa Kỳ:

 “Ấn Độ hiện không muốn làm phức tạp thêm quan hệ với Trung Quốc. Có vẻ như cuộc khủng hoảng biên giới bắt đầu dịu đi ít nhất là trong những tháng gần đây. Vẫn chưa rõ liệu hai bên có hướng tới giải quyết vấn đề biên giới hay không, nhưng, chắc chắn là hướng tháo gỡ và làm dịu tình hình. Thêm vào đó, Ấn Độ đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của hiệp hội khu vực BRICS và sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh BRICS vào cuối năm nay. Về nguyên tắc, trước đây Ấn Độ cũng không cần những luận điệu chống Trung Quốc, và hiện nay nước này đặc biệt không cần thêm bất kỳ xung đột nào với Trung Quốc. Người Mỹ hiểu rõ điều này. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã đưa ra những tuyên bố tấn công vào Trung Quốc. Chương trình nghị sự này phù hợp với Nhật Bản, nhưng, không phù với Ấn Độ. Ở Nhật Bản, Bộ trưởng Mỹ có thể kiếm thêm “điểm chính trị” nhờ điều này, nhưng, ở Ấn Độ, trong tình hình hiện tại, ông chỉ có thể mất điểm".
Hội đàm cấp Bộ trưởng quốc phòng Ấn-Mỹ tránh tấn công trực tiếp vào Trung Quốc

Mỹ cung cấp cho Ấn Độ quyền tiếp cận với các công nghệ tốt nhất

Sau cuộc hội đàm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Bộ trưởng Lloyd Austin, các nguồn tin Ấn Độ cho biết rằng, Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Ấn Độ quyền tiếp cận với các năng lực và công nghệ tốt hơn để “thực thi luật pháp quốc tế” ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các chi tiết của sự hỗ trợ không được nêu rõ. Trong khi đó, sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh nói rằng, hai bên đã thảo luận về sự hợp tác quy mô lớn trong lĩnh vực quốc phòng và việc mở rộng tương tác giữa quân đội hai nước, trao đổi thông tin và hỗ trợ hậu cần lẫn nhau. Về phần mình, Bộ trưởng Mỹ cho biết, hai bên tiếp tục phát triển hợp tác trong những  lĩnh vực mới. Đó là trao đổi thông tin, hợp tác hậu cần, trí tuệ nhân tạo, vũ trụ và điều khiển học.

Lloyd Austin cho biết, quan hệ đối tác quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ được xem là ưu tiên của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, theo chuyên gia Alexei Kupriyanov, không nên chờ đợi những  bước thực tế nghiêm túc sau những tuyên bố này:

Chính quyền mới của Hoa Kỳ cố gắng xây dựng liên minh chống Trung Quốc
 “Theo tôi, sẽ không có những thay đổi lớn trong chính sách của chính quyền Mỹ. Tất cả những tuyên bố này chỉ xác nhận các chính sách cũ của Hoa Kỳ. Tức là, người Mỹ cần Ấn Độ như một đối trọng với Trung Quốc, như một đối tác mạnh mẽ ở Nam Á, và họ sẵn sàng hỗ trợ nước này về mặt này - cả bằng tiền bạc và nếu cần bằng các công nghệ. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Barack Obama cũng rất thường xuyên đến thăm châu Á, rất tích cực tuyên bố chính sách “xoay trục sang châu Á”, nhưng nhìn chung, đó chỉ là những lời lẽ ồn ào. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra dưới thời Biden".

Không có thỏa thuận quốc phòng nào được ký kết sau cuộc hội đàm

Trong khi đó, Lầu Năm Góc cố gắng hiểu rõ hơn về nhu cầu vũ khí trang bị của Ấn Độ. Điều này đặc biệt quan trọng vì Mỹ muốn để Ấn Độ tham gia tích cực hơn trong những nỗ lực đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như để cải thiện khả năng tương tác trong liên minh quân sự của Mỹ với Nhật Bản, Australia và Ấn Độ được gọi là “Bộ tứ QUAD”. Hãng tin PTI của Ấn Độ dẫn các nguồn tin giấu tên báo cáo rằng, hai bên đã thảo luận về kế hoạch của Ấn Độ mua máy bay không người lái vũ trang từ Mỹ cũng như một đơn đặt hàng lớn mua hơn 150 máy bay chiến đấu cho không quân và hải quân để giúp thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc.

Hội đàm cấp Bộ trưởng quốc phòng Ấn-Mỹ tránh tấn công trực tiếp vào Trung Quốc

Các nguồn tin khác ở Ấn Độ cho biết, hai bên đã thảo luận về việc mua khoảng 30 máy bay không người lái Predator, cũng như 6 máy bay giám sát và chống tàu ngầm. Các kế hoạch hợp tác cũng bao gồm khả năng chuyển giao công nghệ để tạo ra các động cơ nặng hơn và mạnh hơn cho máy bay chiến đấu hai động cơ đang được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng trong khuôn khổ sáng kiến ​​Atmanirbhar Bharat (Ấn Độ tự lực).

Thảo luận