Chủ tịch nước: “Không thể để bất ngờ bị động về quốc phòng – an ninh”

HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 24/3, sau khi các đại biểu đã vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV đã được khai mạc. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng báo cáo về những hoạt động đã làm được, cũng như những hạn chế trong nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Sputnik

'Không thể để bất ngờ bị động về an ninh - quốc phòng'

Phát biểu trước Quốc hội, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nhiệm kỳ 2016-2021 trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Giữ một trọng trách quan trọng của Quốc gia, Tổng bí thư đã báo cáo những nét chính trong công tác của Chủ tịch nước nhiệm kỳ vừa qua với nhiều cương vị khác nhau.

Khai mạc kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIV

Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch nước tham gia chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện nhiều đề án, chiến lược quan trọng (Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam, Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia…), bảo đảm giữ vững chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Cụ thể là việc phối hợp chặt chẽ với các thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh xây dựng, ban hành Quy chế tạm thời về hoạt động của Hội đồng, chương trình nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2016-2021. người đứng đầu Đảng, Nhà nước nêu rõ:

“Hiện nay chúng tôi đang chỉ đạo xây dựng một số chiến lược có liên quan trực tiếp đến chúng ta, cực kỳ quan trọng, không thể để bất ngờ bị động trong bất kỳ tình hình nào về vấn đề quốc phòng - an ninh. Ở tất cả các hướng, cả phía đông, phía tây - nam, phía bắc, với các nước ở xa, ở gần, nước lớn, nước nhỏ”.

Về công tác đối ngoại, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước đã có nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng, giữ vững chủ quyền quốc gia, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Quốc hội sẽ bầu chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội

Trên cương vị là Nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Nhà nước ta đi thăm 19 quốc gia trên thế giới. Đồng thời đón tiếp, hội đàm với 26 đoàn nguyên thủ quốc gia thăm Việt Nam; dự 3 hội nghị quốc tế và chủ trì 1 hội nghị quốc tế lớn tổ chức tại Việt Nam (APEC 2017). Tổng bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ:

“Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chủ tịch nước đã có những hoạt động đối ngoại chủ động, phù hợp. Như phát biểu ghi hình trực tuyến tại một số hội nghị quốc tế quan trọng, điện đàm với lãnh đạo một số nước lớn, láng giềng, một số nước có quan hệ hữu nghị láng giềng đặc biệt…”.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng khẳng định Việt Nam tiếp tục đóng góp, có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch IPA năm 2020 và Ủy viên không Thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

Chủ tịch nước thẳng thắn ‘vẫn mang tính hình thức’

Bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng bí thư, Chủ tịch nước thẳng thắn nhìn nhận việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ còn một số hạn chế.

Cụ thể như việc chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cải cách tư pháp còn chậm. Chủ tịch nước quyết định ký kết các điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước về ODA mang tính hình thức vì không quản lý trực tiếp, ít nắm được cụ thể tình hình quản lý, sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ODA.

Quốc hội khẳng định không có hiện tượng giới thiệu "Con ông cháu cha”

Ngoài ra, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều hoạt động trong chương trình đối ngoại của Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước đã phải tạm hoãn hoặc chuyển sang thời điểm khác phù hợp. Một trong những nguyên nhân khác mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước đưa ra là do một số quy định của pháp luật hiện hành còn chưa thống nhất và đồng bộ; cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan tư pháp hiệu quả chưa cao.

Chủ tịch nước nêu rõ, cải cách tư pháp là công việc rất hệ trọng, liên quan đến thể chế chính trị, quyền con người, quyền công dân, sự ổn định và phát triển của đất nước...Chính vì thế cần có nhiều thời gian và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan tư pháp. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, tham mưu của Văn phòng Chủ tịch nước còn mỏng nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước.

Thảo luận