Đã có CCCD gắn chip, có nên thực hiện đổi thẻ bảo hiểm y tế gắn chip?

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu thay thẻ BHYT giấy bằng thẻ gắn chip sẽ tiêu tốn Ngân sách nhà nước khoảng hàng nghìn tỷ đồng.
Sputnik

Tiêu tốn 4.500 tỷ đồng Ngân sách nhà nước

Nghị định 146 yêu cầu chậm nhất đến ngày 1/1/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử. Thế nhưng đến nay quy định này chưa được thực hiện, thay vào đó là mẫu thẻ giấy mới bằng giấy ép plastic với kích thước nhỏ hơn, sử dụng từ ngày 01/04.

Từ 18.11: CMND cũ vẫn sử dụng được khi chờ đổi sang CCCD

Theo thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp trước đó, thẻ bảo hiểm y tế điện tử làm bằng nhựa, kích cỡ như thẻ ATM, có gắn chip điện tử lưu trữ thông tin người dùng, lịch sử khám chữa bệnh. Ngày 24/03, ông Trần Đình Liệu Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết lý do chưa dùng loại thẻ nêu trên là do thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, cơ quan này đã xây dựng đề án đổi thẻ bảo hiểm y tế giấy sang thẻ gắn chip và lấy ý kiến bộ ngành để báo cáo Chính phủ. Song trong quá trình xây dựng, Bảo hiểm xã hội VN nhận thấy thẻ gắn chip có những ưu điểm lẫn bất cập riêng. Ông Liệu nói:

"Nếu cấp toàn bộ thẻ gắn chip cho người dân thì sẽ có thay đổi rất lớn. Tính bình quân 50.000 đồng một thẻ gắn chip từ khâu in đến cấp, thì chi phí thay thẻ cho gần 90 triệu người tham gia bảo hiểm y tế sẽ tiêu tốn Ngân sách nhà nước khoảng 4.500 tỷ đồng, mà tính hiệu quả chưa chắc đã vượt trội".
Thảo luận