Hợp tác hàng hải giữa Đài Loan và Mỹ làm gia tăng đối đầu với Trung Quốc đại lục

Đài Loan và Hoa Kỳ thành lập Nhóm công tác tuần duyên. Động thái này nhằm chống lại Trung Quốc đại lục. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Nga lưu ý rằng, bước đi này sẽ làm gia tăng căng thẳng ở eo biển Đài Loan.
Sputnik

Vào hôm thứ Năm. bà Tiêu Mỹ Cầm, người đứng đầu Văn phòng Đại diện Văn hóa - Kinh tế Đài Bắc tại Mỹ (TECRO) và bà Ingrid Larson, Giám đốc điều hành Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT), đã ký Biên bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác tuần duyên, Focus Taiwan đưa tin.

Trung Quốc phản đối Mỹ về việc tàu khu trục Mỹ đi qua eo biển Đài Loan

Tài liệu sẽ cung cấp cho hai bên một nền tảng để thảo luận, phân tích, vạch ra các ưu tiên và phối hợp các nỗ lực nhằm cải thiện liên lạc, hợp tác và trao đổi thông tin thông qua các kênh thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển của Đài Loan và Hoa Kỳ. Đây là thông tin của TECRO. Trong khi đó, AIT thông báo rằng, Bản ghi nhớ phản ánh mục tiêu chung của hai bên là bảo vệ tài nguyên biển, tham gia vào các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn hàng hải và các hoạt động ứng phó sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường biển.

Bản ghi nhớ là thỏa thuận đầu tiên được ký kết giữa hai bên kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức vào tháng Giêng. Trong khi đó, xét theo mọi việc, phía Mỹ có ý định sử dụng tích cực hơn cả nhân tố Đài Loan và các đồng minh của họ để gây áp lực quân sự và chính trị lên Trung Quốc đại lục.

Ví dụ, vào hôm thứ Sáu, tờ báo Nhật Bản Yomiuri đã đưa tin rằng, như dự kiến, trong bản dự thảo Tuyên bố chung sau cuộc gặp sắp tới giữa Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ sẽ có một mục về tình hình ở eo biển Đài Loan. Hai bên sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng gia tăng xung quanh hòn đảo.

Mối đe doạ đối với Trung Quốc đại lục

Trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói, Hoa Kỳ sẽ tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác để “buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm”, để bắt Trung Quốc “tuân theo quy tắc”, bất kể là về vấn đề Biển Đông hay về cam kết với Đài Loan. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, giáo sư Anatoly Smirnov từ Học viện Quan hệ Quốc tế Matxcơva (MGIMO của Bộ Ngoại giao Nga), Chủ tịch Viện Nghiên cứu An ninh Toàn cầu, lưu ý rằng, tuyên bố này nghe có vẻ giống như mối đe dọa đối với Trung Quốc đại lục.

Mỹ tiếp tục dùng “lá bài Đài Loan” để gây áp lực lên WHO và Trung Quốc
"Tuyên bố này của Joe Biden gây ra sự leo thang căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc, còn Mỹ đã củng cố  vai trò của mình với tư cách “ông chủ” toàn cầu. Hoa Kỳ sẽ gây áp lực quân sự và chính trị ngày càng tăng đối với Trung Quốc thông qua một "NATO châu Á" đang được thành lập. Rõ ràng là Mỹ cần phải dựa vào các đồng minh và đối tác để kiềm chế Trung Quốc, nếu không Hoa Kỳ không có đủ tiềm lực, đặc biệt về lực lượng hải quân mà nước này có trong khu vực. Xét cho cùng, Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, củng cố sức mạnh trên biển, cũng như trong lĩnh vực kinh tế, chinh phục không gian, trong tất cả các lĩnh vực. Trong bối cảnh này, có thể xảy ra những hành động khiêu khích chống lại Trung Quốc theo những kịch bản khác nhau - từ các biện pháp quân sự đến việc sử dụng các công nghệ khác nhau để gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc. Đó là lý do tại sao Biden kêu gọi các đồng minh của Mỹ cùng hành động".

Gần đây, truyền thông khu vực đưa tin về sáng kiến ​​của nghị sĩ Scott Perry, thành viên Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ, về Đạo luật Taiwan Plus. Hạ nghị sĩ Cộng hòa đề xuất coi Đài Loan là ứng viên tiềm năng gia nhập một “NATO châu Á”. Theo dự luật của ông, mối quan hệ của Mỹ với Đài Loan trong lĩnh vực mua bán vũ khí tương tự như với các ứng viên tiềm năng khác tham gia NATO Plus. Nhóm được gọi là “NATO Plus” hiện bao gồm Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel và Ấn Độ.

Thảo luận