Các tuyến đường chở hàng mới
Theo chuyên gia này, vụ việc đã giúp Nga và Trung Quốc thúc đẩy thành công hơn các tuyến đường thương mại của mình, cũng như đặt ra nghi vấn về mô hình toàn cầu hóa của Mỹ.
“Ngay sau vụ tắc nghẽn kênh Suez, Nga đã đề xuất một tuyến đường thay thế giữa khu vực phương Đông và châu Âu, ngắn hơn 5.000 km so với kênh đào Suez. Trung Quốc cũng tuyên bố điều tương tự với Con đường Tơ lụa Bắc cực của mình”, - chuyên gia lưu ý.
Ông Lengle nhấn mạnh rằng khả năng tạo ra và kiểm soát các tuyến đường thương mại luôn được coi là “một thuộc tính của quyền lực”. Đặc biệt, ông nhắc nhớ rằng kênh đào Suez do người châu Âu xây dựng. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Vương quốc Anh chịu trách nhiệm bảo vệ kênh đào, sau đó không lâu quốc gia này đã nhường quyền lãnh đạo cho Hoa Kỳ và trong suốt thế kỷ qua, Washington đã đứng ra kiểm soát các tuyến đường thương mại.
“Ngày nay, sự thống trị của Mỹ đang bị thách thức bởi Trung Quốc và Nga, những nước muốn đề xuất mô hình của riêng mình về toàn cầu hóa, với lộ trình của riêng mình”, - nhà báo kết luận.
Vụ tắc nghẽn trên kênh đào Suez
Tàu chở container khổng lồ Ever Given lồ, thuộc sự quản lý lâu dài của Tập đoàn Evergreen Đài Loan, bị mắc cạn hôm 23 tháng 3 ở phía nam Kênh đào Suez, trong khi kênh này không có tuyến đường dự phòng. Vào thứ Hai, ngày 29 tháng Ba, con tàu container đã được kéo khỏi bãi cạn, nhưng vì gió quá mạnh nên tàu lại xoay chéo chắn ngang kênh.
Vài giờ sau, tàu Ever Given cuối cùng đã được kéo ra khỏi chỗ mắc cạn. Hôm thứ Hai, tàu bè đã nối lại việc đi lại qua kênh. Trong suốt quá trình chờ khai thông kênh, gần 450 tàu từ cả hai phía kênh Suez buộc phải dừng lại chờ đến lượt mình được đi qua kênh.
Đọc thêm: