Ông Nguyễn Xuân Phúc nói gì trước khi rời vị trí Thủ tướng?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa điều hành phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XIV trước khi Việt Nam kiện toàn nốt các chức danh chủ chốt còn lại như Chủ tịch nước, Thủ tướng bên cạnh cương vị tân Chủ tịch Quốc hội đã được trao cho ông Vương Đình Huệ.
Sputnik

Trước khi kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo Chính phủ khóa XIV, chuẩn bị nhận vị trí công tác mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có những chia sẻ hết sức đáng chú ý chuẩn bị tốt nhất công tác bàn giao cho Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ tiếp theo.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ cuối cùng của nhiệm kỳ

Chiều 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp thường kỳ tháng Ba của Chính phủ để đánh giá tình hình kinh tế xã hội 3 tháng đầu năm 2021.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố Hà Nội

Phiên họp cũng đồng thời cho ý kiến về một số vấn đề cơ chế, chính sách đối với một số dự án hạ tầng quan trọng tại một số địa phương, vùng, miền trong cả nước. Đây cũng là phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa này trước khi kiện toàn của các thành viên cho Chính phủ khóa 2016-2021.

Trong phiên họp cuối cùng của nhiệm kỳ này, Thủ tướng hy vọng các thành viên Chính phủ, dù còn tiếp tục công tác hay nghỉ chế độ, dù ở bất kỳ cương vị nào, cũng đều đóng cho sự phát triển của đất nước, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, kinh tế-xã hội trong quý 1 năm 2021 của Việt Nam đã có những bước phát triển rất tích cực so với cùng kỳ năm ngoái trên cả 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường.

Trong quý 1, tăng trưởng kinh tế đạt 4,8%. Số doanh nghiệp thành lập mới gần 30 nghìn doanh nghiệp, tức khoảng 28%. Vốn đầu tư toàn xã hội đều tăng, trong đó FDI tăng 31% với 7,2 tỷ USD. Thu ngân sách quý 1 tăng tới 30,1%, giúp cân bằng thu chi, kể cả chi cho việc phòng, chống Covid-19. Xuất nhập khẩu đạt kết quả tích cực với 153 tỷ USD, xuất siêu trên 2 tỷ USD.

Ông Phúc khẳng định, Chính phủ đã hành động một cách đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cơ quan trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực phấn đấu đạt thành tựu rất đáng tự hào như đánh giá của ban ngành Trung ương, của Quốc hội.

“Chúng ta đã đổi mới, cải cách mạnh mẽ, hành động quyết liệt, tháo gỡ khó khăn ách tắc để thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước được giao. Chúng ta tháo gỡ rất nhiều thể chế, chính sách, pháp luật để đưa đất nước tiến lên. Còn những vấn đề còn khó khăn chúng ta cho phép làm thí điểm để tiếp tục tổng kết đánh giá”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ.

Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, tăng cường đảm bảo các cân đối lớn, giữ cho lạm phát ở mức thấp, GDP các giai đoạn đều tăng, quy mô GDP gấp trên 1,4 lần 2015,  kỷ luật kỷ cương Nhà nước tăng cường.

Ông Nguyễn Xuân Phúc nói gì trước khi rời vị trí Thủ tướng?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Việt Nam đã thực hiện mô hình tăng trưởng chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, sản xuất lao động nâng lên rõ rệt, cả quý 1 và năm qua, ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp, các ngành dịch vụ đều chuyển dịch đúng hướng và tích cực, đặc biệt chúng ta mở ra không gian, cơ hội lớn cho phát triển thông qua các hiệp định lớn song phương và đa phương.

Việt Nam ngày càng nâng cao vai trò, uy tín quốc tế

Trong nhiệm kỳ qua, nền kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác được quan tâm, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, tinh thần khởi nghiệp của người dân tăng cao.

“Việt Nam ngày càng nâng cao vai trò, uy tín quốc tế. Vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tăng 2 bậc xếp hạng của Việt Nam về môi trường kinh doanh và 10 bậc về năng lực cạnh tranh”, Thủ tướng nói.

Theo đó, Chính phủ triển khai tốt 3 đột phá chiến lược là thể chế, hạ tầng và nhân lực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng trưởng cao”

Bên cạnh kinh tế thì các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng đạt được kết quả toàn diện. Giáo dục, y tế là các ngành có bước phát triển mạnh mẽ. Về môi trường khí hậu, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long và được nhân dân hưởng ứng.

Trong cuộc chiến ứng phó dịch Covid-19, Chính phủ đã rất nỗ lực và đạt được mục tiêu kép, được quốc tế nhận định là quốc gia thành công trong cuộc chiến này.

“Việt Nam đã đem đến một bài học có ý nghĩa cho các nước phát triển trong công tác ứng phó dịch bệnh”, theo người đứng đầu Chính phủ.

Việt Nam sẽ sớm ban hành cơ chế hộ chiếu vaccine?

Bên cạnh đó, cũng còn tồn tại một số khó khăn cần vượt qua. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong thời gian tới, cần hết sức tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, xây dựng, ban hành các chương trình hành động, các công tác tổ chức triển khai các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội.

Tiếp đó là không được chủ quan trong phòng chống dịch, thực hiện khẩu hiệu “5K + vaccine”. Đồng thời, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành có liên quan sớm ban hành cơ chế hộ chiếu vaccine để thúc đẩy thương mại đầu tư.

“Tôi đề nghị ngành y tế, ngành thương mại du lịch phối hợp Bộ Ngoại giao, báo cáo Ban chỉ đạo, Chính phủ đẩy mạnh thúc đẩy thương mại đầu tư trong dịp này. Các nước đều mở cửa, mình không được chủ quan, nhưng mà chúng ta hải lưu ý để trong làm ăn không khó khăn”, Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong Đài truyền hình Việt Nam sẽ “nhất nhì” khu vực
Ông yêu cầu ngành y tế sớm trình phương án này cùng các bộ để xử lý vấn đề này. Tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, giá dầu, các dòng vốn mới, đặc biệt ngành ngân hàng, thị trường ngoại hối để cơ cấu lại tín dụng, xử lý nợ xấu, kiểm soát hạn chế nợ xấu mới phát sinh, kiểm soát lạm phát, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, cải thiện tích cực cơ cấu xuất nhập khẩu và giải quyết việc làm.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành có hội nghị đôn đốc vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục không phù hợp để tạo lợi thế đầu tư. Thủ tướng cũng chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra chuyển ngành, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Bộ Công thương và các bộ, ngành hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo chống hạn mặn, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ phát triển rừng, kiểm soát không để xảy ra cháy rừng.

Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục thúc đẩy các dự án giao thông vận tải, đặc biệt sớm khánh thành cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng tiếp tục chi viện lực lượng trong khâu quản lý cửa khẩu, đường biên.

“Trong thời gian tới, cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng, chống nhập cảnh trái phép tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, đảm bảo phòng chống dịch bệnh Covid-19 xâm nhập từ nước ngoài”, lãnh đạo Chính phủ khẳng định.

Về thể thao, Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt cho SEA Games 31, sẽ được đăng cai tổ chức tại Việt Nam. Sắp tới, các địa phương đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng công tác chuẩn bị cho bầu cử hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành địa phương quan tâm, cảnh giác vấn đề tai nạn giao thông và tình hình cháy nổ, đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Cố gắng, nỗ lực đến ngày làm việc cuối cùng

Trong phiên họp cuối cùng của nhiệm kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các thành viên Chính phủ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ với tinh thần cao nhất để đảm bảo tính liên tục và bàn giao những kết quả tốt nhất cho Chính phủ nhiệm kỳ tiếp theo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo Thủ tướng, sau phiên họp này, một số đồng chí nhận nhiệm vụ mới, một số đồng chí nghỉ công tác theo chế độ, tôi thay mặt Chính phủ một lần nữa cảm ơn các đồng chí đã hợp tác hết sức chặt chẽ, trách nhiệm, liên tục trong nhiều khóa vừa qua, nhất là khóa XIV hết sức thành công.

“Tôi biểu dương những cố gắng lớn lao này và cảm ơn các đồng chí đã quyết tâm với Thường trực Chính phủ suốt 5 năm qua, mang lại những thành công như đã thấy”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.

Nhân dịp này, Thủ tướng cũng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan của Đảng, MTTQ Việt Nam đã hỗ trợ Chính phủ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng tin rằng, mỗi đồng chí sẽ tiếp tục tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đóng góp cho Đảng, Nhà nước, nhân dân, quyết tâm xây dựng đất nước phồn thịnh, hùng cường. Người đứng đầu Chính phủ khẳng định sẽ luôn lắng nghe ý kiến của các đồng chí về mọi vấn đề của đất nước, xã hội, liên quan đến cuộc sống của nhân dân.

“Bàn tay có ngón ngắn, ngón dài nhưng đều ở trên một cổ tay”

Trước đó, hôm 25/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì chương trình gặp mặt Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, với chủ đề “Những thành tựu và dấu ấn đặc biệt”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa gặp mặt Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa

Tại sự kiện này, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam hiện tại cho biết, 5 năm qua là một nhiệm kỳ nhiều cảm xúc, là những năm tháng đáng nhớ nhất của cá nhân ông đến thời điểm này và nhà lãnh đạo tin rằng đó cũng là khoảng thời gian đáng nhớ, nhiều ấn tượng đối với các thành viên Chính phủ khóa XIV.

“Chúng ta đã nhất trí đồng lòng sát cánh cùng nhau vượt qua nhiều thách thức. Chúng ta đã cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đưa đất nước tiến lên một bước quan trọng”, Thủ tướng Việt Nam bày tỏ.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho hay, suốt những năm qua, cả bộ máy Chính phủ đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Quốc hội giao phó.

Ông Phúc cũng khẳng định, tất cả các thành viên Chính phủ đều tự hào vì đã nỗ lực cống hiến hết sức phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, thực hiện tốt các nghị quyết của Quốc hội, các nhiệm vụ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng giao phó.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, trong 5 năm qua, Chính phủ cũng đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng cùng các cơ quan trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu rất đáng tự hào như đánh giá của đồng chí Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đây là nhiệm kỳ Chính phủ rất thành công.

Ông Nguyễn Xuân Phúc nói gì trước khi rời vị trí Thủ tướng?
“Có thể nói 5 năm qua, Chính phủ như một bàn tay có ngón ngắn, ngón dài nhưng đều ở trên một cổ tay, cùng đồng tâm hiệp lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các ban xây dựng Đảng, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nhân dân đã giao phó”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua đã thực thi pháp luật và thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội.

“Đây là một Chính phủ hướng về người dân, một Chính phủ đoàn kết thống nhất, lắng nghe, chia sẻ với hơi thở cuộc sống, một Chính phủ đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, một nhiệm kỳ mở ra không gian rộng lớn để phát triển trong thời gian tới về kinh tế xã hội và các mặt khác”, theo vị lãnh đạo.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh, những kết quả nêu trên là công sức trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó có sự đóng góp rất có ý nghĩa của từng thành viên Chính phủ và tập thể Chính phủ.

“Không một thành viên Chính phủ nào không nỗ lực chung tay gánh vác”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói và xin gửi lời trân trọng biết ơn “những người đồng chí anh em đã sát cánh với mình trong 5 năm qua”.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chia sẻ, mong rằng, thời gian tới dù ở cương vị nào, tiếp tục công tác hay về nghỉ chế độ, các đồng chí cũng sẽ tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng, có đóng góp cho Đảng, cho dân, cho nước, góp phần đưa đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng.

“Cá nhân tôi luôn mong muốn lắng nghe ý kiến của các đồng chí về mọi vấn đề của xã hội, của đất nước, liên quan đến cuộc sống của người dân, liên quan đến vị trí, vị thế của Việt Nam tiến lên hùng cường trong một môi trường quốc tế đa chiều và hội nhập cao của nước ta”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Có thể nói, nhiệm kỳ vừa qua của ông Nguyễn Xuân Phúc cùng loạt thành viên trong Chính phủ Việt Nam, kế tiếp những thành công – hay cả “di sản”, những tồn tại từ nhiệm kỳ trước đó, đã hết sức nỗ lực để Hà Nội gặt hái thêm nhiều thành tựu, tạo bước phát triển đột phá, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, uy tín trên trường quốc tế.

Quy mô nền kinh tế Việt Nam nằm trong top 40 nền kinh tế lớn nhất, đứng thứ 4 trong ASEAN. Mức GDP bình quân đầu người năm 2020 của Việt Nam đạt trên 3.500 USD, tính theo sức mua tương đương đạt khoảng 10.000 USD.

Vì sao Việt Nam được Ngân hàng Thế giới khen hết lời?

Việt Nam cũng là một trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, được đánh giá là 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất.

Cùng với đó, lạm phát ổn định dưới 4%, môi trường kinh tế vĩ mô, chính trị, xã hội ổn định, thuận lợi. Việt Nam xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 xếp thứ 67.

Đồng thời, như Sputnik Việt Nam dẫn lời bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trước đó đánh giá, việc Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đạt thành tích “chưa từng có tiền lệ” về cắt giảm nợ công (hơn 8 điểm %) xứng đáng được khen ngợi.

“Ngân hàng Thế giới chúc mừng Chính phủ trong nhiệm kỳ qua đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra. Rõ ràng, Chính phủ đã làm rất tốt trên nhiều mặt”, Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam khẳng định.
Thảo luận