Các nhà khoa học đưa ra kết luận như vậy sau khi phân tích 40 nghiên cứu tập trung vào tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh trước và trong thời kỳ đại dịch.
Ngoài ra, số ca mang thai ngoài tử cung phải bỏ và các ca bệnh trầm cảm ở các bà mẹ mang thai cũng gia tăng trong thời kỳ đại dịch.
Theo các nhà khoa học, số liệu của các quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp cho thấy số ca nhập viện và khám bệnh đột xuất giảm trong thời kỳ đại dịch, nhưng trong bối cảnh đó số ca biến chứng và tử vong lại tăng.
Đồng thời, bài báo nhấn mạnh rằng hầu hết các nghiên cứu chỉ bao gồm dữ liệu của các cơ sở y tế riêng lẻ nên không thể phản ánh đầy đủ tình hình thực tế.
Trước đó, các chuyên gia của Đại học Birmingham đã phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm bệnh phải chăm sóc đặc biệt cao gấp đôi và nguy cơ phải thở máy cao hơn 2,6 lần so với những phụ nữ khác.
Theo các nhà nghiên cứu, rủi ro lớn nhất ghi nhận được ở các đối tượng phụ nữ mang thai là người dân tộc thiểu số, người mắc các bệnh mạn tính và béo phì.
Đọc thêm: