“Chúng tôi đã chứng kiến việc người dân Myanmar bỏ sang các quốc gia láng giềng. Để tránh các hành động của quân đội, khoảng 3 nghìn dân thường đã chạy sang Thái Lan vào cuối tuần trước”, bà nói và nhấn mạnh rằng “các hành động bạo lực của phía quân đội là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và tình hình này đòi hỏi cộng đồng quốc tế cần phát đi một tín hiệu mạnh mẽ".
Bà Woodward cũng lưu ý rằng Vương quốc Anh sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình và làm việc với các đồng nghiệp trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các đối tác khu vực "để chấm dứt tình trạng bạo lực vô nghĩa này, đưa thủ phạm ra truy cứu và trở lại con đường dân chủ".
Đảo chính quân sự ở Myanmar
Ngày 1 tháng 2, quân đội Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm và cách chức lãnh đạo đất nước, bao gồm Tổng thống và Cố vấn nhà nước. Các đại diện phái quân đội đã giải thích hành động này là do cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020 có nhiều sai phạm quy mô lớn. Quân đội đã lập ra nội các mới.
Kể từ đầu tháng Hai, người dân Myanmar đã xuống đường biểu tình phản đối phái quân sự và bị lực lượng an ninh đàn áp khắc nghiệt.