Pháp sẽ giúp Việt Nam cải tạo cầu Long Biên?

Với tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của cây cầu Long Biên, Hà Nội, việc đại diện chính quyền Pháp ngỏ ý muốn giúp Việt Nam cải tạo cầu Long Biên là điều hết sức đáng mừng.
Sputnik

Cụ thể, ngày 1/4, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh đã tiếp Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery đến bàn thảo những vấn đề hợp tác quan trọng giữa hai bên, trong đó có dự án cải tạo cầu Long Biên.

Pháp muốn tham gia cải tạo, bảo tồn cầu Long Biên

Ngày 1/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã có buổi tiếp Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, ông Nicolas Warnery.

Được biết, Đại sứ Pháp tới chào xã giao và thảo luận các vấn đề hợp tác hai bên cùng quan tâm.

Ông Chu Ngọc Anh yêu cầu Công an Hà Nội điều tra vụ người nước ngoài bị tấn công tình dục

Tại buổi gặp gỡ giữa Đại sứ Warnery với Chủ tịch Chu Ngọc Anh, hai bên đã xem xét nhiều vấn đề về hợp tác, phát triển, trong đó có nội dung cải tạo cầu Long Biên cũng như dự án đường sắt đô thị số 3 Nhổn – Ga Hà Nội.

Cụ thể, Đại sứ Nicolas Warnery khẳng định Paris mong muốn tăng cường hợp tác giữa hai bên, thông qua việc thúc đẩy những dự án phát triển giữa Pháp và Hà Nội.

Theo đó, chia sẻ với ông Chu Ngọc Anh, Đại sứ Pháp đánh giá, cầu Long Biên là công trình mang tính biểu tượng lịch sử và văn hóa của Hà Nội.

Do tầm quan trọng và ý nghĩa của cây cầu lịch sử này, phía Pháp có thiện chí mong muốn được tham gia tích cực vào dự án cải tạo cầu Long Biên.

“Việc cải tạo cầu Long Biên sẽ làm nổi bật giá trị di sản của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung”, Đại sứ Nicolas Warnery nhấn mạnh.

Đối với dự án đường sắt đô thị - tuyến số 3 Nhổn – Ga Hà Nội, ngài Đại sứ Pháp cam kết nỗ lực thúc đẩy để đạt được mục tiêu hai bên đã đề ra, hướng tới vận hành đoạn đường sắt trên cao vào cuối năm 2021.

Ông Nicolas Warnery cũng đồng thời mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của chính quyền thành phố Hà Nội trong thời gian tới để dự án có thể đưa vào khai thác thương mại như dự kiến kế hoạch ban đầu.

Pháp sẽ giúp Việt Nam cải tạo cầu Long Biên?

Ngoài ra, Đại sứ Nicolas Warnery cũng đề cập tới dự án kỹ thuật về quản lý đô thị bền vững bao gồm các nghiên cứu chiến lược về ô nhiễm không khí, giao thông đô thị, rác thải.

Theo lời ông Warnery, phía Pháp sắp tới sẽ trình bày kết quả nghiên cứu bước 1 và nếu thuận lợi sẽ triển khai hướng đề xuất thành dự án tiền khả thi do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) phát triển thực hiện.

Pháp đã thể hiện trách nhiệm, nỗ lực và tâm huyết với Hà Nội

Trao đổi với Đại sứ Nicolas Warnery, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh cảm ơn chia sẻ, trách nhiệm và tâm huyến của Đại sứ Nicolas Warnery về các dự án hợp tác hợp tác giữa 2 bên.

Đối với tuyến đường sắt đô thị số 3, Chủ tịch Chu Ngọc Anh cho biết Hà Nội dành sự quan tâm cao trong việc cùng tháo gỡ vướng mắc, phối hợp, cập nhật thông tin và mong muốn hoàn thành đoạn đường sắt trên cao vào quý IV năm 2021.

Trực tiếp: Đang trục vớt quả bom dưới chân cầu Long Biên (Video)

Hiện tại, tiến độ chung của dự án hiện đạt khoảng 70%, và riêng đoạn đường sắt trên cao đạt 85%.

Về vấn đề bảo tồn cầu Long Biên, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh hoan nghênh và cảm ơn thiện chí của phía Pháp.

Ông Chu Ngọc Anh khẳng định chủ trương phát huy giá trị Thủ đô nghìn năm văn hiến và việc bảo tồn các công trình mang tính biểu tượng luôn được nhấn mạnh trong chiến lược phát triển chung của Hà Nội.

Đồng thời, Chủ tịch Hà Nội cũng cảm ơn ngài Đại sứ, trên nền tảng quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, đã hỗ trợ thành phố Hà Nội triển khai dự án kỹ thuật về quản lý đô thị bền vững.

Lãnh đạo Hà Nội đánh giá cao hoạt động của liên danh tư vấn gồm các đơn vị rất uy tín cùng các chuyên gia đầu ngành của Pháp đã phối hợp trong dự án này, với những nghiên cứu mang tính chiến lược trong giai đoạn 1, đồng thời khẳng định sẽ giao các sở, ban, ngành liên quan của thành phố để cùng xem xét thúc đẩy dự án và những đề nghị hợp tác khác của Pháp trong thời gian tới đây.

Về cầu Long Biên

Cầu Long Biên, một biểu tượng kiến trúc, văn hóa, lịch sử của Hà Nội là cây cầu bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên với chiều dài 2.290m.

Đối với người dân Hà Nội, cầu Long Biên đã trở thành quen thuộc và là một phần không thể thiếu của thủ đô ngàn năm văn hiến bởi đây là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng.

Cầu Long Biên do phía Pháp xây dựng trong giai đoạn 1898 – 1902 với tên gọi ban đầu là Doumer.

Theo một số nghiên cứu, cây cầu được thiết kế bởi hãng Daydé & Pillé với kiểu dáng độc đáo, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris, Pháp.

Pháp sẽ giúp Việt Nam cải tạo cầu Long Biên?

Cầu Long Biên được thiết kế gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ với lối kiến trúc hết sức đặc biệt. Cây cầu này được thiết kế với một đường sắt đơn chạy ở giữa còn hai bên là hai làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ.

Cây cầu có tuổi đời hơn một thế kỷ hiện đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Kể từ năm 2002, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt thông qua dự án gia cố sửa chữa cầu Long Biên giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư 94,66 tỷ đồng nhằm đảm bảo khai thác an toàn đến năm 2010.

Sau đó, Bộ Giao thông Vận tải, UBND Hà Nội cũng đã nhiều lần đưa ra các phương án cải tạo, thậm chí xây mới lại cầu Long Biên để đáp ứng nhu cầu giao thông tuy nhiên vẫn chưa thể thực hiện do nhiều nguyên nhân.

Thảo luận