Người dân Myanmar đổ xô rút tiền mặt, tình trạng khan hiếm hàng hóa ngày càng tăng

Ở Myanmar, từ tuần này người dân có quyền rút tiền từ máy ATM không quá 200 nghìn kyats mỗi ngày (dưới 143 đô la). Tờ báo kinh doanh Nhật Bản Nikkei hôm thứ Sáu dẫn các nguồn tin địa phương cho hay.
Sputnik

Khủng hoảng ngân hàng ở Myanmar

Sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 ở Myanmar, các ngân hàng tư nhân đã ngừng phát hành số tiền lớn hơn và không thực hiện các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài. Nhiều máy ATM đã ngừng hoạt động cho đến giữa tháng Ba.

Công bố dữ liệu mới về số người chết trong các cuộc biểu tình ở Myanmar

Theo Nikkei, khối lượng ngoại thương hiện đã giảm khoảng 1/3 trong bối cảnh các cuộc đụng độ liên tục giữa lực lượng an ninh và những người phản đối cuộc đảo chính quân sự. Vì biểu tình, ngoài cảng đang tập trung một số lượng lớn các công-ten-nơ không được dỡ hàng, và ngày càng xuất hiện tình trạng thiếu hụt các hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả thực phẩm. Nhiều cửa hàng đóng cửa vì nhân viên lo ngại cho sự an toàn của mình.

Đình công im lặng

Tại các thành phố lớn ở Myanmar cũng xảy ra những "cuộc đình công im lặng", khi có một số lượng lớn người dân không đi làm. Nikkei lưu ý rằng phần lớn điều này là do người dân sợ rời khỏi nhà, họ muốn tránh các hành động của lực lượng an ninh. Theo LHQ, tính đến ngày 31/3, hơn 520 người, bao gồm cả trẻ em, đã thiệt mạng trong cuộc đàn áp phản đối đảo chính ở Myanmar.

Đảo chính quân sự ở Myanmar

Ngày 1 tháng 2, quân đội Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm và cách chức lãnh đạo đất nước, bao gồm Tổng thống và Cố vấn nhà nước. Các đại diện phái quân đội đã giải thích hành động này là do cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020 có nhiều sai phạm quy mô lớn.

Quân đội đã lập ra nội các mới. Kể từ đầu tháng Hai, người dân Myanmar đã xuống đường biểu tình phản đối phái quân sự và bị lực lượng an ninh đàn áp mạnh tay.

Đọc thêm:

Thảo luận