Philippines sẽ hàng ngày phản đối Trung Quốc về việc đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp

Moskva (Sputnik) – Mỗi ngày, các nhà chức trách Philippines sẽ gửi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc vì tàu đánh cá Trung Quốc hiện diện trong vùng biển tranh chấp, một phần quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) ở Biển Đông. Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Philippines đã ra thông báo như vậy.
Sputnik
"Bộ Ngoại giao Philippines nhắc lại yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines yêu cầu Trung Quốc rút ngay tàu cá và thiết bị hàng hải ra khỏi khu vực khu vực Đá Ba Đầu (tên quốc tế là Julian Felipe, Trung Quốc gọi là Ngưu Ách Tiêu), vùng biển lân cận và vùng biển của Philippines. Mỗi ngày trì hoãn, Cộng hòa Philippines sẽ bày tỏ [tới Trung Quốc] sự phản đối ngoại giao", - thông cáo trên trang Facebook của Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Tàu Trung Quốc trong vùng biển Philippines

Ngày 8 tháng 3, Cơ quan Tuần tra Philippines đã chứng kiến ​​220 tàu cá Trung Quốc ở trong vùng biển phía Tây quốc đảo. Về vấn đề này, ngày 21 tháng 3, Bộ Ngoại giao Philippines đã phản đối CHND Trung Hoa và yêu cầu Bắc Kinh rút  ngay lập tức các tàu đánh cá. Một số tàu đã rời khu vực này, trong khi các tàu khác tạm thời nằm lại bãi đá ngầm.

Trung Quốc “bày trận” ở Biển Đông, Tướng Việt Nam chỉ thẳng âm mưu

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila giải thích là do điều kiện đường biển không thuận lợi cho việc di chuyển. Ngày 3 tháng 4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố, điều kiện thời tiết trong khu vực đang thuận lợi và không có lý do gì để tàu Trung Quốc ở lại khu vực này lâu hơn.

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.

Đọc thêm:

Thảo luận