Nhật Bản đưa căng thẳng vào cuộc đối đầu Trung-Mỹ xung quanh Đài Loan

Theo lối cực kỳ hiếm thấy trong hành xử ngoại giao của mình, Trung Quốc đã cứng rắn đáp trả những nỗ lực của Nhật Bản nhằm vượt qua “lằn ranh đỏ” trong quan hệ song phương.
Sputnik

Những cuộc tập trận thường kỳ do nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc tiến hành sát gần Đài Loan là kiểu lời nhắc nhở mới dành cho cả Hoa Kỳ và Nhật Bản về chủ quyền bất khả xâm phạm của đại lục đối với hòn đảo, - như nhận xét của các chuyên gia mà Sputnik tham khảo ý kiến.

Hợp tác hàng hải giữa Đài Loan và Mỹ làm gia tăng đối đầu với Trung Quốc đại lục
“Nhật Bản là nước láng giềng gần gũi của Trung Quốc, nên tuân thủ phép tôn trọng cơ bản đối với công việc nội bộ của Trung Quốc và đừng vươn tay ra quá xa. Trung Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, mà cũng không để cho nước khác can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Chỉ nhân dân Trung Quốc có quyền quyết định xem Trung Quốc nên hành động như thế nào. Thế giới có thể sa vào cảnh “luật rừng” nếu trên cơ sở thông tin sai lệch tùy tiện áp đặt trừng phạt đơn phương phi pháp chống lại các nước khác”.

Đó là tuyên bố do Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đưa ra hôm qua trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Toshimitsu Motegi.

Ông Vương kêu gọi trân trọng và ủng hộ việc cải thiện phát triển quan hệ Trung-Nhật vốn đã đạt nhiều thành công. Đồng thời, Bộ trưởng Trung Quốc cảnh báo phía Nhật Bản cần tránh bị lôi cuốn theo gương Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, áp đặt biện pháp trừng phạt chống Bắc Kinh vin cớ về Tân Cương và Hồng Kông.

Trung Quốc phản đối Mỹ về việc tàu khu trục Mỹ đi qua eo biển Đài Loan

Nhật Bản hùa theo Hoa Kỳ

Việc Nhật Bản cao giọng với luận điệu cứng rắn chống Trung Quốc diễn ra trước cuộc gặp ngày 16 tháng 4 tại Washington của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Rõ ràng là bằng cách như vậy phía Nhật Bản không chỉ khẳng định lòng trung thành với Hoa Kỳ, mà đồng thời tuyên bố thuộc số những đồng minh thân cận nhất với người Mỹ. Như đang thấy, Tokyo đã quyết định rằng việc hùa theo Hoa Kỳ trong vấn đề Đài Loan có thể mang lại lợi ích cho Nhật Bản. Do đó, không ngẫu nhiên mà giống như trong cuộc hội đàm theo định dạng 2+2 gần đây ở Tokyo, chủ đề Đài Loan sẽ được đề cập trong cuộc gặp tới của các ông Suga và Biden. Đang chờ đợi là mục về eo biển Đài Loan cũng ​​sẽ được kết cấu vào tuyên bố chung tổng kết cuộc gặp cấp cao này.

Đáp trả của Trung Quốc

Trung Quốc không để kế hoạch của phía Nhật Bản thiếu câu trả lời. Bắc Kinh nhắc nhớ về mình khi nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc diễu qua eo biển chiến lược Miyako, ngăn cách các đảo Okinawa và Miyako. Hôm thứ Bảy tuần vừa qua, tàu sân bay “Liêu Ninh” đi qua eo biển này, lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2020. Hàng không mẫu hạm “Liêu Ninh” có đoàn hộ tống gồm nhóm năm tàu ​​chiến.

Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc tập trận gần Đài Loan

Nhóm tàu sân bay này hiện đang tiến hành tập trận sát gần Đài Loan. Những cuộc tập trận như vậy là theo kế hoạch, tổ chức thường kỳ trong khu vực. Hải quân Trung Quốc thông báo rằng các cuộc tập trận được tiến hành nhằm tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Alexandr Lomanov Phó Giám đốc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, đánh giá rằng cuộc tập trận của Trung Quốc là phản ứng đáp trả hoạt tính của Hoa Kỳ trong khu vực.

“Biden rất ham mê ý tưởng tạo lập các liên minh dân chủ để gây áp lực với Trung Quốc, trong đó thu hút không chỉ các đồng minh xuyên Đại Tây Dương của Mỹ mà cả các đồng minh ở châu Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Vì thế, trong trường hợp này, đối với Trung Quốc, tiến hành tập trận là một cách để nhắc nhở trước hết là người Mỹ rằng Bắc Kinh sẽ không bỏ qua việc xích gần của Hoa Kỳ và Đài Loan. Đó cũng là lời nhắc nhở dành cho giới chức Đài Loan. Đài Loan cố gắng giành chủ quyền và sẵn sàng trả giá cho mạo hiểm quân sự-chính trị gắn với mục tiêu đó. Còn Trung Quốc dùng những cuộc tập trận để nói rằng chủ nghĩa ly khai của Đài Loan là không thể chấp nhận.  Bắc Kinh cũng sẵn sàng đương đầu với mọi rủi ro quân sự-chính trị để đè bẹp tâm thế ly khai trên hòn đảo. Tuyên bố về hiện diện thường xuyên của quân đội Trung Quốc và các cuộc tập trận của nhóm tác chiến tàu sân bay ở ngoài khơi bờ biển Đài Loan là câu trả lời của Bắc Kinh trước đà gia tăng thế lực và ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với Đài Loan”.

“Sự cân bằng của Nhật Bản”

Về phần mình, Nhật Bản cũng gây căng thẳng cho cuộc đối đầu Trung-Mỹ sát gần Đài Loan, mặc dù Tokyo đang tính toán về sự cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa đại lục, - chuyên gia Alexandr Lomanov lưu ý.

Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản "đừng nhúng tay" vào công việc nội bộ của CNND Trung Hoa
“Nhật Bản ngày càng hùng mạnh hơn trên bình diện quân sự, xuất hiện năng lực mới về hải quân qua cái mà quân đội Nhật gọi là khu trục hạm tàu ​​sân bay, có khả năng xoay chuyển lực lượng kể cả ở khu vực eo biển Đài Loan, vì thế cơ hội hiện diện và can thiệp của Nhật Bản ngày càng lớn. Mặt khác, Tokyo phô trương sự thận trọng và khả năng cân bằng giữa lợi ích của Hoa Kỳ với vị thế đồng minh chính trị và quân sự chính và Trung Quốc với tư cách là đối tác kinh tế-thương mại hàng đầu. Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ thực hiện tính toán sai lầm nguy hiểm nếu nước này bắt đầu hùa theo Hoa Kỳ dưới áp lực mạnh từ Washington”.  

Chính sách của Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan ngày càng có vẻ quyết liệt hơn. Trong tương quan này, không loại trừ rằng sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật ở Washington, Tokyo sẽ thấy cần tham dự nhiều hơn vào các kế hoạch của Mỹ nhằm gây áp lực quân sự-chính trị với Trung Quốc với sự giúp đỡ của Đài Loan.

Thảo luận