Vietnam Airlines muốn “mượn gió bẻ măng” để độc chiếm thị trường

HÀ NỘI (Sputnik) - Việc Vietnam Airlines đề xuất áp sàn giá vé máy bay là không hợp lý, hãng này đang muốn mượn cơ quan quản lý để triệt tiêu sức cạnh tranh của các đối thủ.
Sputnik

Giá ưu đãi nhưng cao hơn cả thực tế

Đầu tháng 4, Vietnam Airlines đã đề xuất áp giá sàn vé máy bay khi đưa ra 2 phương án áp giá vé sàn để Cục Hàng không và Bộ GTVT tham khảo. Cụ thể:

Tạm giam tiếp viên Bamboo Airways vì hành vi buôn lậu xì gà

Theo phương án 1, giá vé sàn mà Vietnam Airlines đề xuất là 560.000-595.000 đồng cho các đường bay dưới 500 km, 787.500 đồng với đường bay 500 km đến dưới 850 km, 1.011.500 đồng với đường bay từ 850 km đến dưới 1.000 km, 1.190.000 đồng với đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km và 1.400.000 đồng với đường bay trên 1.280 km.

Theo phương án 2, giá vé sàn mà Vietnam Airlines đề xuất là 414.000 đồng cho các đường bay dưới 500 km, 570.000 đồng với đường bay 500 km đến dưới 850 km, 755.000 đồng với đường bay từ 850 km đến dưới 1.000 km, 804.000 đồng với đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km và 917.000 đồng với đường bay trên 1.280 km.

Điều đó có nghĩa là với đường bay trục vàng TP.HCM - Hà Nội, theo phương án 1, giá vé khứ hồi rẻ nhất mà hành khách có thể mua là 2.380.000 đồng chưa kể thuế phí dao động theo từng hãng bay. Theo phương án 2, con số này sẽ là 1.608.000 đồng chưa kể thuế phí. Tuy nhiên trên thực tế trong giai đoạn thấp điểm, vé khứ hồi TP.HCM - Hà Nội rẻ nhất ở mức chưa tới 1.000.000 đồng đã bao gồm thuế phí.

“Mượn cơ quan quản lý Nhà nước để triệt hạ đối thủ”

Nhận định về vấn đề này, theo chuyên gia PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TP. HCM, cho biết việc đề xuất áp sàn giá vé máy bay của Vietnam Airlines là không hợp lý, hãng muốn mượn cơ quan quản lý để triệt tiêu sức cạnh tranh của các đối thủ. Ông nhấn mạnh:

“Việc Vietnam Airlines đề xuất tăng giá trần vé máy bay và ban hành giá sàn vé máy bay là không hợp lý trong tình hình có nhiều hãng hàng không cạnh tranh hiện nay”.

Ông Tống cũng đưa ra 2 “âm mưu” mà Hãng hàng không quốc gia này đang toan tính bằng việc đề xuất đưa ra giá sàn.

Thứ nhất, nếu Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất, đề xuất giá trần và giá sàn cho riêng họ có thể hợp lý. Tuy nhiên, hãng này lại đề xuất Cục Hàng không áp dụng giá đó cho các hãng máy bay khác nữa. Có thể nói từ trước đến nay, Vietnam Airlines vẫn quen cách tư duy kinh doanh thời được độc quyền.

Thiệt hại hơn 4 tỷ đồng từ vụ tiếp viên Vietnam Airlines đưa dịch Covid-19 ra cộng đồng

Thứ hai, Vietnam Airlines mượn cơ quan quản lý Nhà nước để triệt hạ sức cạnh tranh của đối thủ trực tiếp ở đây là Vietjet Air, Vietravel Airlines và Bamboo Airways. Ông đưa ra những dẫn chứng trong trường hợp nếu áp dụng giá sàn, khách bay trong nước sẽ không được hưởng các chuyến bay khuyến mãi có vé 0 đồng hoặc vài chục nghìn đồng mà các hãng đang áp dụng rộng rãi để kích cầu cho ngành hàng không, cải thiện dòng tiền cho mình và đồng thời giúp kích cầu cho ngành du lịch.

Đồng thời, khi Vietnam Airlines tung ra các máy bay thân rộng cỡ lớn nhất để bay "tuyến vàng" Hà Nội - TP.HCM mà áp giá sàn thì đa số khách sẽ chuyển sang bay của hãng này. Điều này giúp Vietnam Airlines chiếm lĩnh thị trường nhưng cũng đẩy các hãng đối thủ vào tình cảnh thất thế, đứng trước nguy cơ phá sản sau thiệt hại nghiêm trọng do đại dịch Covid-19. Hậu quả là ngành hàng không sẽ quay lại thời Vietnam Airlines độc quyền một mình một chợ.

Khi có cạnh tranh giữa các hãng hàng không thì giá vé do thị trường quyết định. Các hãng hàng không giá rẻ trên thế giới đều có vé giá rất thấp hoặc 0 đồng để khuyến mãi. Chính vì thế, Giáo Sư Tống đưa ra lời khuyên Nhà nước không can thiệp vào thị trường bằng quy định giá sàn hay giá trần. Cục Hàng không cần bỏ quy định về giá trần đi và không nên quy định giá sàn.

Thảo luận