Hội thảo trực tuyến có sự tham gia của hơn 40 sinh viên Khoa Báo chí -Tuyên truyền Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như đại diện các cơ quan truyền thông Việt Nam.
Những người tham gia thảo luận về cách đưa tin một cách chính xác, đầy đủ thông tin liên quan đến đại dịch coronavirus, đồng thời so sánh phương pháp mà các nhà báo Nga và Việt Nam thường sử dụng.
Trao đổi quan điểm cởi mở
"Sự kiện này rất độc đáo, bởi vì lần đầu tiên trong ký ức của tôi, các nhà báo, chuyên gia truyền thông, giáo viên, đại diện của các kênh truyền hình trung ương đã cùng nhau so sánh vấn đề Covid-19 được đề cập ở các quốc gia khác nhau như thế nào. Cả Nga và Việt Nam đều có kinh nghiệm tích cực trong cuộc chiến chống lây nhiễm. Do vậy, rất thú vị khi quan sát cách thức đồng nghiệp Việt Nam đưa tin về Covid-19, sự phù hợp với kinh nghiệm của Nga và quốc tế được tích thế giới lũy trong năm qua như thế nào. Thật là vui khi được tham gia một cuộc trao đổi quan điểm cởi mở như vậy. Mặc dù khoảng cách địa lý đáng kể giữa Nga và Việt Nam, nhưng chúng tôi đã đạt được những tiến bộ vượt bậc", ông Oleg Dmitriev chia sẻ ấn tượng về sự kiện này.
Phó Giáo sư Khoa Báo chí -Truyền thông thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bùi Chí Trung cảm ơn Sputnik về bài tham luận và lưu ý sự kiện này "dí dỏm, thiết thực và đầy cảm hứng".
"Tôi cũng là một nhà báo, nhà làm phim tài liệu, đã giành được giải thưởng quốc gia trong việc đưa tin về đại dịch Covid-19. Các tác phẩm của tôi được sử dụng trên các trang web chính thức của các cơ quan chính phủ, Bộ Ngoại giao, v.v. Tôi muốn nói điều quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại đại dịch là sự thật, cân bằng và chính xác. Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của Oleg Dmitriev", ông nói thêm.
Sự kiện còn có sự tham dự của bà Đặng Thị Thu Hương - Trưởng khoa, Giáo sư Khoa Báo chí - Tuyên truyền Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bà Trần Thu Hà - Phó Giám đốc kênh truyền hình đối ngoại Việt Nam VTV4, Viktor Stepanov - Giám đốc Nhà Văn hóa Nga tại Hà Nội và đại diện Đại sứ quán Nga tại Việt Nam Pavel Kuzmin.
Dự án SputnikPro
Kể từ tháng Ba năm 2018, các lớp học và hội thảo tổng thể của SputnikPro được tổ chức tại 22 quốc gia trên thế giới: từ Armenia đến Ấn Độ, từ Hy Lạp đến Trung Quốc. SputnikPro là một dự án của hãng thông tấn quốc tế và đài phát thanh Sputnik dành cho các nhà báo, sinh viên của các trường đại học liên quan, cán bộ báo chí và các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, nhằm trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp nước ngoài, phát triển truyền thông và mối liên hệ nghề nghiệp. Trong suốt quá trình tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, đại diện của hơn 80 quốc gia đã tham gia dự án.
Sputnik - hãng thông tấn và đài phát thanh quốc tế, thuộc tập đoàn truyền thông Nga “Rossiya Segodnya”. Sputnik phát hành các trang web bằng 32 ngôn ngữ, các chương trình phát thanh analog và kỹ thuật số tại hơn 90 thành phố trên khắp thế giới và nguồn cung cấp tin tức bằng tiếng Anh, tiếng Ả Rập, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung và tiếng Farsi. Đối tượng của nguồn thông tin Sputnik là khoảng 57 triệu người truy cập hàng tháng, tổng số người đăng ký trên mạng xã hội vượt quá 22,9 triệu. Trụ sở chính của Sputnik đặt tại Moskva.