Tương lai quan hệ Việt – Trung, Việt – Mỹ và cáo buộc thao túng tiền tệ

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Mỹ, sau Đại hội Đảng XIII, đặc biệt là sau khi thế hệ lãnh đạo mới, bộ máy Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội của Việt Nam được kiện toàn thu hút sự quan tâm rất lớn đối với chính trường khu vực.
Sputnik

Trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 8/4, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã bình luận về nhiều vấn đề liên quan đến triển vọng quan hệ ngoại giao Hà Nội – Washington, Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn sắp tới.

Bên cạnh đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng thông tin về vấn đề thâm hụt thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, đặc biệt là nguy cơ Hà Nội bị Washington gắn mác “thao túng tiền tệ”.

Triển vọng quan hệ Việt – Mỹ, Việt – Trung

Có thể nói, trong bối cảnh thế giới nhiều biến động như hiện nay, đặc biệt là cạnh tranh địa chính trị chiến lược giữa các cường quốc Mỹ - Trung Quốc, việc Việt Nam làm sao có thể cân bằng chính sách, chiến lược đối ngoại với các bên là bài toán khó.

Chúc mừng tân Ngoại trưởng Blinken, Việt Nam muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với Mỹ

Công tác đối ngoại, các hoạt động ngoại giao cảu Việt Nam những năm qua tiếp tục vượt qua nhiều thách thức truyền thống và phi truyền thống, nhằm tận dụng và phát huy cơ hội, triển khai chiến lược toàn diện, chủ động thích ứng, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài và nội lực bên trong để phục vụ cho các mục tiêu lớn của đất nước.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về triển vọng quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Mỹ sau thành công của Đại hội Đảng XIII, đặc biệt là với thế hệ lãnh đạo mới của đất nước vừa được bầu sau kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ, Việt Nam vẫn sẽ kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tăng cường đa phương hóa, đa dạng hóa.

“Như các bạn đã biết, Việt Nam vừa tổ chức rất thành công Đại hội Đảng XIII. Chủ trương, chính sách, đường lối đối ngoại của Việt Nam đã được nêu rõ trong văn kiện Đại hội Đảng XIII. Theo đó, Việt Nam kiên trì, kiên định đường lối độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh đưa quan hệ với các đối tác, đặc biệt là các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, tăng cường đan xen lợi ích”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Theo đại diện Bộ Ngoại giao, cả hệ thống chính trị, trong đó có Chính phủ Việt Nam sẽ triển khai theo hướng này.

Trước đó, tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Bùi Thanh Sơn cũng khẳng định, Việt Nam cần tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.

Tương lai quan hệ Việt – Trung, Việt – Mỹ và cáo buộc thao túng tiền tệ

Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao “độc lập tự chủ vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng của đối ngoại Việt Nam”. Theo đó, chỉ có độc lập tự chủ, Hà Nội mới có thể hội nhập quốc tế thành công, phát huy đầy đủ thế mạnh, phục vụ lợi ích quốc gia-dân tộc, xử lý được các mối quan hệ quốc tế phức tạp.

“Việt Nam không theo chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, hẹp hòi mà thúc đẩy lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Việt Nam làm gì để Mỹ không gán mác thao túng tiền tệ cho Hà Nội?

Tại buổi họp báo chiều nay, phóng viên cũng đề nghị phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cập nhật về tiến trình và tiến triển của Việt Nam trong việc giải đáp các quan ngại của phía Hoa Kỳ về vấn đề thâm hụt thương mại, đặc biệt là khi Mỹ gắn mác Việt Nam là quốc gia thao túng tiền tệ.

Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ cho Việt Nam: Liệu có phải “trò chơi chính trị”?

Đáp lại, đại diện Bộ Ngoại giao nêu rõ, Chính phủ Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ kinh tế - thương mại với Hoa Kỳ, thực hiện nghiêm túc các cam kết cấp cao, các thỏa thuận thương mại giữa hai nước, cũng như cam kết thương mại đa phương mà Việt Nam là thành viên.

“Với tinh thần đó, thời gian qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tích cực trao đổi, chủ động hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ để giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quan hệ kinh tế - thương mại song phương giữa hai nước”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
“Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đối thoại và tham vấn trên tinh thần xây dựng với phía Hoa Kỳ. Qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới các cân thương mại hài hòa, bền vững và có lợi cho các hai bên”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, ngày 1 tháng 4, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, khi đó còn là Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ (TIFA) đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Katherine Tai nhằm trao đổi về các vấn đề kinh tế, thương mại song phương, củng cố tăng cường quan hệ Việt-Mỹ.

Tương lai quan hệ Việt – Trung, Việt – Mỹ và cáo buộc thao túng tiền tệ

Hai bên nhất trí thông qua việc thành lập thêm các nhóm công tác và yêu cầu sự tham gia đối thoại sâu hơn của các Cơ quan quản lý của hai nước. Cùng với đó, thời gian tới, các bộ ngành Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chủ động hợp tác để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam.

Qua đó, duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, hai bên cùng có lợi.

Thảo luận