Về thôi đồng đội ơi. Việt Nam đau đáu rà phá bom mìn, tìm hài cốt liệt sĩ

Chiến tranh Việt Nam, xung đột biên giới Việt – Trung 1979 đã thành vết cắt lịch sử, nhưng nỗi đau chưa quy tập được hết hài cốt liệt sĩ, cùng công tác rà phá bom mìn, để không ai phải hy sinh giữa thời bình luôn khiến lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam trăn trở, đau đáu.
Sputnik

Theo đại diện Bộ Quốc phòng, Quân đội đẩy mạnh công tác phòng chống dịch Covid-19, tiến hành tiêm vaccine cho chiến sĩ, lực lượng tuyến đầu, tăng cường rà soát, canh phòng biên giới cũng như nỗ lực hoàn thiện xây dựng sân bay Phan Thiết trong năm 2022.

Bộ Quốc phòng: Lo rà phá bom mìn, quy tập hài cốt liệt sĩ

Sáng nay 9/4, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức cuộc họp báo Quý I/2021.

Tại sự kiện này, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng thông tin nhiều vấn đề từ công tác rà phá bom mìn, quy tập hài cốt liệt sĩ nhất là ở Vị Xuyên, Hà Giang, tăng cường ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép các khu vực biên giới, Quân đội đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, tiêm phòng vaccine, cũng như việc xây dựng sân bay Phan Thiết.

Đại tá Nguyễn Hạnh Phúc,  Phó Giám đốc Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC) thông tin kết quả chương trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh Việt Nam tại cuộc họp báo về điều lo lắng, trăn trở của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Trung ương, Bộ Quốc phòng – đó là vấn đề rà phá bom mìn và quy tập hài cốt liệt sĩ, nhất là khu vực biên giới phía Bắc, sau chiến tranh biên giới Việt – Trung.

Về thôi đồng đội ơi. Việt Nam đau đáu rà phá bom mìn, tìm hài cốt liệt sĩ

Việt Nam cần hơn 100 năm để làm sạch bom mìn
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề từ các cuộc chiến tranh, là nạn nhân trực tiếp của một số lượng lớn bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, đồng thời phải chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng, đau thương về người, tài sản, ảnh hưởng cuộc sống của nhân dân.

Theo ước tính, chỉ trong giai đọan từ năm 1964 đến 1975, Việt Nam đã hứng chịu hơn 16 triệu tấn bom đạn các loại, gấp 4 lần số lượng bom đạn đã được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Vậy mới thấy mức độ ảnh hưởng khủng khiếp của hậu quả bom mìn đối với Việt Nam. Chưa kể số lượng bom mìn được Quân đội Trung Quốc sử dụng trong chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.

Số liệu mà Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC) công bố hồi năm 2018 cho thấy, số lượng bom mìn, đạn dược còn sót lại sau chiến tranh Việt Nam ước tính lên tới hàng trăm nghìn tấn. Tổng diện tích đất hiện bị ô nhiễm bom mìn theo thống kê hồi năm 2017 chiếm tới 18,71% diện tích cả quốc gia với trên 6,1 triệu ha bị ảnh hưởng.

Do đó, Đại tá Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, đây là một trong những điều “lo lắng, đau đáu” của các cấp, từ Đảng, Nhà nước, Trung ương, Bộ Quốc phòng.

“Trong nhiều cuộc họp, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đã nhiều lần nhắc đến việc này”, Đại tá Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh.

Theo ông Phúc, công tác điều tra, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc đã hoàn thành và công bố năm 2018. Tính đến nay, chương trình đã hỗ trợ trực tiếp cho hơn 5.860 trường hợp nạn nhân bom mìn và đối tượng bị ảnh hưởng khác với tổng kinh phí hơn 50 tỷ đồng. Ngoài ra, các cấp, ngành cũng tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn Việt Nam về khắc phục hậu quả bom mìn.

Đáng chú ý, theo thông tin mà Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam cung cấp, khu vực phía Bắc, nhất là chiến trường Vị Xuyên, Hà Giang – nơi được coi là ‘lò vôi thế kỷ’ còn chịu ảnh hưởng rất nặng nề của số bom mìn còn sót lại.

Cụ thể, thông tin chi tiết về dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ phục vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh biên giới phía Bắc, bảo vệ Tổ quốc ở Hà Giang, Đại tá Nguyễn Hạnh Phúc cho biết qua khảo sát ban đầu, có khoảng hơn 4.000 chiến sĩ hy sinh, trong đó đã tìm kiếm, quy tập được hơn 2.000 hài cốt.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc hiện còn hơn 2.000 hài cốt chưa tìm kiếm, quy tập được. Số hài cốt này đang nằm rải rác trên những khu vực ô nhiễm bom mìn nặng. Theo vị lãnh đạo, khó khăn nhất hiện nay trong việc truy tìm đồng đội, quy tập hài cốt liệt sĩ là phải kết hợp tìm kiếm hài cốt và rà phá bom mìn, không thể làm bữa bãi, không để có thêm bất cứ ai hy sinh trong thời bình vì bom mìn.

“Ở nơi khác chỉ giải quyết ô nhiễm, rà phá bom mìn, còn ở đây vừa kết hợp rà phá vừa kết hợp tìm kiếm hài cốt, rất khó khăn”, Đại tá Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.

Bộ Quốc phòng Việt Nam: 'Có biểu hiện thất thoát bom mìn sau xử lý'
Đại tá Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, hiện nay, mục tiêu trọng điểm, quan trọng nhất của dự án là cố gắng tìm kiếm, quy tập khoảng 600 hài cốt liệt sĩ riêng ở điểm cao Vị Xuyên. “Về thôi, đồng đội ơi!” là điều mà trong tâm tưởng mỗi người lính, từng lãnh đạo Bộ Quốc phòng luôn trăn trở, mong tìm và quy tập được hài cốt những người chiến sĩ đã hy sinh máu xương trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Thời gian tới, theo Đại tá Phúc, sẽ tiếp tục triển khai một số hoạt động như phân tích ADN để xác định danh tính liệt sĩ, tiếp tục nỗ lực khắc hậu quả trong thực hiện rà phá bom mìn tại địa bàn Hà Giang và tiếp tục đầu tư nguồn lực vào khu vực này, tìm các nguồn lực quốc tế tham gia hỗ trợ.

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đề xuất Thủ tướng và Quốc hội cho sử dụng ngân sách dự phòng năm 2019 để hỗ trợ bổ sung một dự án, hiện đang được thực hiện. Cùng với đó là tìm và huy động sự hỗ trợ từ quốc tế. Đã có tổ chức ngay trong tháng 4 này đồng ý đưa thiết bị vào các khu vực khó khăn, nhạy cảm của Việt Nam.

“Đối với công tác rà phá bom mìn, chúng ta muốn đẩy nhanh tiến độ nhưng phương tiện rà phá hiện đại chúng ta không có. Ví dụ các nước có thiết bị có tầm với cao có thể gắp mìn và bóp nổ quả mìn trong thiết bị này, với giá gần 2 triệu USD. Ta không có thiết bị này. Địa hình hiểm trở, khó khăn song tổ chức quốc tế này cho biết nếu tổ chức tốt vẫn làm được”, Đại tá Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh.

Biên giới Tây Nam tăng cường lực lượng chống xuất nhập cảnh trái phép

Tại cuộc họp báo sáng 9/4, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần đã cung cấp kết quả Quân đội tham gia phòng chống Covid-19.

Theo đó, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo toàn quân tăng cường quản lý, đảm bảo công tác cách ly tập trung, giám sát hoạt động xuất nhập cảnh qua biên giới trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát cũng như tình hình hiện nay.

Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào

Theo tướng Nguyễn Xuân Kiên, Bộ Quốc phòng đã điều động hơn 2.800 lượt cán bộ, chiến sĩ từ các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tăng cường cho các tuyến biên giới. Bộ Quốc phòng duy trì quân số làm nhiệm vụ phòng, chống dịch tại 1.613 tổ, chốt với hơn 10.000 quân.

Tuy nhiên, theo Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, hiện nay, trên tuyến biên giới Tây Nam, mỗi ngày phát hiện 100 ca nhập cảnh trái phép. Ngoài biên giới đường bộ còn có biên giới đường biển, các tàu đánh bắt cá đưa người trái phép vào Phú Quốc, vào đất liền, đi rất sâu vào nội địa, trong đó có những người dương tính với virus corona.

Về thôi đồng đội ơi. Việt Nam đau đáu rà phá bom mìn, tìm hài cốt liệt sĩ

Trong bối cảnh này, các lực lượng biên phòng tăng cường cảnh giác, chi viện thêm quân để đảm bảo nhiệm vụ. Cụ thể như Biên phòng tỉnh Hải Phòng đã chi viện 70 chiến sĩ cho Tây Ninh để đảm bảo vấn đề kiểm soát biên giới.

Tướng Kiên nhấn mạnh, khu vực biên giới Tây Nam với rất nhiều đường mòn, lối mở, khó kiểm soát, lực lượng lại mỏng, do đó, biên phòng tăng cường phối hợp với các lực lượng vũ trang, chính quyền địa phương và nhân dân.

“Nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép đã được người dân phát hiện và báo tới lực lượng chức năng”, Thiếu tướng Xuân Kiên cho hay.

Quân đội đã tổ chức 175 điểm cách ly cho hơn 191.363 công dân. Hiện nay đang tổ chức 55 điểm đang cách ly cho 4.029 người, cùng với đó là truy vết, cách ly, xét nghiệm các trường hợp liên quan đến ổ dịch ở 13 tỉnh/thành phố.

Đáng chú ý, Quân đội cũng tổ chức xét nghiệm cho Bộ đội Biên phòng ở các điểm chốt chặn, cửa khẩu với 6686 mẫu âm tính (100%), xử lý hai ổ dịch ở Nhà máy Z153 Tổng Cục Kỹ thuật với 6 ca nhiễm coronavirus, Trung tâm Viettel Đông Triều (tập đoàn Viettel) với 1 ca mắc, chỉ đạo xử lý phòng chống dịch Covid-19 ở Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 2 Nam Sudan với một trường hợp dương tính.

“Quân đội đã tổ chức bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19 chặt chẽ cho các sự kiện của Đảng, Nhà nước và Quân đội cũng như tiếp nhận chiến sĩ mới”, Tướng Kiên nhấn mạnh.

Về vấn đề tiêm vaccine cho các lực lượng Quân đội

Tại cuộc họp báo, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên cũng cho biết, Quân đội (Học viện Quân y) đã phối hợp nghiên cứu, sản xuất bộ kit xét nghiệm Covid-19 với Việt Á được WHO công nhận và xuất khẩu đi nhiều nước có dịch trên thế giới. Cùng với đó là vaccine “Made in Vietnam” – Nanocovax.

Tạm dừng tìm kiếm hài cốt liệt sĩ phi công Việt Nam và Liên Xô bị tai nạn năm 1971

Nanocovax hiện đang chuẩn bị sang giai đoạn 3 thử nghiệm trong cộng đồng. Đến nay, đã hoàn thành tiêm mũi 2 đến 500 người, dự kiến sang tháng 5 sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 (tiêm thử nghiệm 10.000 - 15.000 người).

“Hy vọng đến tháng 8 là có vaccine trong nước để tiêm cho đồng bào, chiến sĩ”, Cục trưởng Cục Quân Y cho hay.

Bên cạnh đó, Quân đội cũng triển khai tiêm vaccine chống Covid-19 trong lực lượng với 20.000 liều/đợt 1. Từ ngày 1 tháng 4, các bệnh viện Quân y tiếp tục triển khai tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo kế hoạch. Hiện trong toàn quân đã có 4 đơn vị gồm Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân đoàn 1, Binh đoàn 11, Bệnh viện Quân y 175) tiêm an toàn cho 815 người thuộc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 - Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam và cán bộ, nhân viên quân y, lực lượng phục vụ tại các điểm cách ly.

Về thôi đồng đội ơi. Việt Nam đau đáu rà phá bom mìn, tìm hài cốt liệt sĩ

Thời gian tới, sẽ ưu tiêm tiêm vaccine Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu đó là biên phòng (nhất là khu vực Tây Nam), lực lượng làm nhiệm vụ cách ly, nhân viên y tế, dự phòng, ban chỉ đạo phòng chống dịch, đơn vị cơ động tham gia chống dịch.

Bộ Quốc phòng nói về việc xây dựng sân bay Phan Thiết

Cũng trong buổi họp báo sáng nay, Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng thông tin về tiến độ triển khai dự án xây dựng sân bay Phan Thiết (Bình Thuận) cũng như công tác bàn giao đất quốc phòng phục vụ phát triển kinh tế.

Tướng Đức cho biết, với chủ trương xây dựng sân bay lưỡng dụng phục vụ nhiệm vụ quân sự và dân sự, thời gian qua Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chức năng, đơn vị hoàn chỉnh thủ tục để đầu tư xây dựng sân bay Phan Thiết theo quy định.

Bộ Quốc phòng Việt Nam làm việc với chuyên gia Cuba về sản xuất vắc-xin chống Covid-19?

Theo Cục trưởng Tuyên huấn, quyết tâm đến hết năm 2022 sẽ hoàn thành được nhiệm vụ này để phục vụ hoạt động của sân bay Phan Thiết.

Nói về vấn đề bàn giao đất quốc phòng phục vụ việc phát triển kinh tế ở các địa phương cũng như xây dựng một số dự án giao thông ở TP.HCM, Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức khẳng định, quan điểm của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng là sẵn sàng bàn giao đất cho các địa phương để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, trừ những khu vực trọng yếu quốc phòng, nhạy cảm về an ninh quốc gia.

Tuy vậy, theo tướng Đức, thực tế, việc bàn giao và nhận bàn giao một khu đất quốc phòng không đơn giản, đôi khi bên bàn giao sẵn sàng bàn giao rồi, bên nhận cũng sẵn sàng nhưng quá trình bàn giao lại phát sinh những vấn đề khác liên quan đến các quy định khác của pháp luật.

“Cho nên không phải chỗ nào thống nhất xong cũng bàn giao được ngay”, Thiếu tướng Hoàng Xuân Đức nói và cho biết, những năm qua, Bộ Quốc phòng đã bàn giao số lượng đất lớn cho các địa phương để làm kinh tế.

Đáng chú ý, theo thông tin được đại diện Bộ Quốc phòng đưa ra tại buổi họp báo, trong Quý I, các đơn vị đã làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, tích cực củng cố mô hình, đồ dùng huấn luyện, tổ chức huấn luyện cho các đối tượng đúng kế hoạch, chú trọng huấn luyện chiến sĩ mới.

Đặc biệt, Bộ Quốc phòng Việt Nam đang đẩy mạnh huấn luyện các đội tuyển tham gia Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games 2021, huấn luyện thể thao thành tích cao, huấn luyện dự bị động viên, dân quân tự vệ và nhiều hoạt động quan trọng khác.

Thảo luận