Đại dịch COVID-19

Việt Nam ghi nhận thêm 9 ca mắc Covid-19 tại Kiên Giang

Theo bản tin lúc 18 giờ ngày 10/4 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam phát hiện thêm 9 ca mắc mới tại tỉnh Kiên Giang, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 2.692 người.
Sputnik

Đến này, 8 tỉnh, thành phố đã hoàn thành đợt 1 tiêm vắc-xin phòng Covid-19 là Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Gia Lai, Hòa Bình và Hà Giang.

Hơn 58.000 người Việt Nam đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Chiều 10/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết Việt Nam ghi nhận thêm 9 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, đều là những ca bệnh nhập cảnh được cách ly ngay tại tỉnh Kiên Giang.

  • Cụ thể, ca bệnh 2.684 là nam, 25 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.
  • Ca bệnh 2.685 là nam, 27 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.
  • Ca bệnh 2.686 là nữ, 24 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
  • Ca bệnh 2.687 là nam, 26 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
  • Ca bệnh 2.688 là nam, 23 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
  • Ca bệnh 2.689 là nam, 25 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
  • Ca bệnh 2.690 là nam, 29 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 
  • Ca bệnh 2.691 là nam, 25 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
  • Ca bệnh 2.692 là nam, 26 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 

Ngày 8/4, các bệnh nhân từ nước ngoài nhập cảnh cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm ngày 9/4 cho thấy, các ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố Hà Tiên.

Giáo viên, nhân viên hành chính...trong nhóm ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 tiếp theo

Như vậy, tính đến 18 giờ ngày 10/4, Việt Nam có tổng cộng 2.692 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.570 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 do lây nhiễm trong nước. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 37.938.

Tính đến 16 giờ ngày 9/4, Việt Nam đã thực hiện tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại 19 tỉnh, thành phố cho 58.037 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các Tổ Covid-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương.

Được biết, 8 tỉnh, thành phố đã kết thúc tiêm đợt 1 là Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Gia Lai, Hòa Bình và Hà Giang.

Dự kiến áp dụng “hộ chiếu vắc-xin” với 3 nhóm đối tượng nhập cảnh

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vào chiều 9/4, các chuyên gia đã bàn thảo, đề xuất 3 nhóm đối tượng áp dụng “hộ chiếu vắc-xin”.

Cụ thể, nhóm đối tượng thứ nhất là người Việt Nam bị mắc kẹt ở nước ngoài, trong điều kiện đã tiêm vắc-xin thì về nước. Bộ Y tế cần có hướng dẫn chi tiết, cụ thể những người về từ nước nào thì có biện pháp cách ly, theo dõi y tế phù hợp, ở mức cần thiết, theo hướng an toàn. Đồng thời, cần tính đến cả những doanh nhân Việt Nam có nhu cầu ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh.

Tiết lộ tiến độ thử nghiệm vaccine Covid-19 ‘Made in Vietnam’

Nhóm đối tượng thứ hai là những người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh, tuỳ từng nước, điều kiện, đã tiêm loại vắc-xin nào thì sẽ phải quy định cụ thể về thời gian xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế.

Đối với nhóm đối tượng thứ ba là khách du lịch quốc tế, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch trình Ban Chỉ đạo phương án cụ thể lộ trình mở cửa du lịch. Hướng ban đầu là du khách từ các nước kiểm soát tốt dịch bệnh, đã triển khai tiêm vắc-xin đạt miễn dịch cộng đồng và nơi đến là những khu du lịch, nghỉ dưỡng quản lý, kiểm soát được người vào đã an toàn, có quy định kiểm soát đi lại, tiếp xúc trong nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát lại các giải pháp công nghệ phục vụ phòng, chống dịch bệnh thiết thực, loại bỏ những gì không có tác dụng thực sự, không chạy theo số lượng.

Thảo luận