Điều gì chờ đợi nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch?
Tháng 10 năm ngoái, tổ chức này cho rằng cuộc khủng hoảng sẽ gây ra thiệt hại lâu dài về mức sống của người dân trên thế giới, khả năng phục hồi cũng lâu dài và không đồng đều. Sáu tháng sau, IMF thừa nhận rằng khó khăn chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến các nước đang phát triển.
Theo dự báo của các chuyên gia IMF, vào năm 2024, nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng nhảy vọt, thậm chí cao hơn mức dự báo trước đại dịch. Hầu hết các nước phát triển khác sẽ chỉ gặp những vấn đề nhỏ.
Những lý do để đưa ra dự báo lạc quan
Có một số lý do khiến cho việc dự báo thay đổi căn bản như vậy. IMF đã xác định ba lý do chính, lý do đầu tiên liên quan đến khả năng thích ứng của các nước phát triển. Ngay trong đợt bùng phát dịch thứ hai, những nước này đã giảm thiểu được thiệt hại cho nền kinh tế một cách đáng kể, khi thực hiện các biện pháp cách ly phòng dịch.
Lý do thứ hai là sự hỗ trợ đáng kể cho những công dân bị mất việc làm ở Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Cuối cùng, sự ra đời của vắc xin cho phép dự báo thế giới sẽ trở lại cuộc sống bình thường trong những năm tới.
Tuy nhiên, các nước đang phát triển sẽ tụt hậu đáng kể. Họ đã thất bại trong việc bảo vệ công dân khỏi những khó khăn liên quan đến mất thu nhập, những nước này có hệ thống y tế kém hiệu quả hơn và việc tiêm chủng đang tiến hành với tốc độ chậm hơn nhiều. Tình hình có thể còn phức tạp hơn nữa trong những năm tới, do các nhà đầu tư sẽ tìm cách đầu tư vào các nước phát triển đang phục hồi, dẫn đến việc thất thoát vốn đầu tư ra ngoài.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế trưởng Eric Nielsen của ngân hàng UniCredit và một số chuyên gia khác lại phán đoán rằng sự lạc quan hiện tại cũng thái quá như sự bi quan cách đây 6 tháng. Rốt cuộc, nguy cơ bùng phát virus chủng mới vẫn còn tồn tại, xung đột thương mại với Trung Quốc có thể sẽ bị đẩy lên một nấc thang mới, khiến kinh tế thế giới có thể lại bắt đầu lên cơn sốt.
Đọc thêm: