WWF: Hầu hết rừng nhiệt đới bị chặt phá trong những năm 2005-2017 để cung cấp đậu nành cho EU

Các chuyên gia phát hiện ra rằng trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2017, có tới 80% diện tích rừng nhiệt đới bị chặt phá, nguyên nhân là việc nhập khẩu đậu nành, dầu cọ và thịt bò của các nước thuộc Liên minh châu Âu, căn cứ nội dung báo cáo từ Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF).
Sputnik
"Đậu nành, dầu cọ và thịt bò xuất khẩu từ Nam Mỹ và Đông Nam Á là nguyên nhân dẫn tới những vụ phá rừng lớn nhất", - báo cáo của tổ chức này viết.

Vụ phá rừng lớn nhất

Tin cho biết, trong giai đoạn từ 2005 đến 2017, có tới 80% diện tích rừng bị phá vì mục đích xuất khẩu sang Liên minh châu Âu các sản phẩm sau: đậu nành (lên đến 31%, 89 nghìn ha rừng mỗi năm), dầu cọ - ảnh hưởng đến việc phá hủy 24% hay 69 nghìn ha rừng che phủ, thịt bò (10%, 28 nghìn ha), sản phẩm gỗ (8%, 22 nghìn ha), ca cao (6%, 18 nghìn ha) và cà phê (5%, 11 nghìn ha).

Tình trạng tàn phá hàng loạt rừng nhiệt đới sẽ dẫn đến những thay đổi thảm khốc

Đồng thời, tình hình đã thay đổi trong năm 2017: dầu cọ đứng đầu bảng xếp hạng những mặt hàng xuất đi EU là nguyên nhân gây ra tình trạng phá rừng, chiếm 42% (85 nghìn ha rừng bị tàn phá), trong khi nguyên nhân phá rừng do đậu nành giảm trong năm 2017 còn 17% ( 34 nghìn ha).

Tác động tiêu cực nhất của nhập khẩu từ Liên minh châu Âu ảnh hưởng đến Brazil, với lượng rừng bị phá hủy là 87 nghìn ha mỗi năm, Indonesia (64 nghìn ha hàng năm) và Paraguay (22 nghìn ha). Theo báo cáo, trong năm 2017, việc nhập khẩu các sản phẩm vào EU từ Indonesia đã dẫn đến việc phá hủy 80 nghìn ha rừng của nước này, Brazil trong cùng thời gian đã phá hủy 50 nghìn ha rừng nhiệt đới.

Ngoài ra, theo thông tin về luồng thương mại trong giai đoạn những năm 2009- 2018, vì Brazil xuất khẩu đậu nành sang các nước EU, rừng ở nước này bị chặt phá nhiều hơn lượng gỗ rừng dùng để xuất sang Trung Quốc, mặc dù thực tế là Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước chịu trách nhiệm về rừng bị tàn phá.

Thảo luận