Liệu Mỹ có thể vượt Đài Loan về sản xuất chip điện tử?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thảo luận với đại diện các công ty công nghệ toàn cầu về vấn đề thiếu hụt vi mạch, cũng như triển vọng Hoa Kỳ trở lại với vai trò dẫn đầu toàn cầu trong ngành bán dẫn.
Sputnik

Như thông cáo của Nhà Trắng cho biết: tại cuộc họp đã thảo luận về kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng của đất nước, trong số đó là kế hoạch của Biden đầu tư vào cơ sở hạ tầng của đất nước. Mỹ bày tỏ sẵn sàng tăng cường đầu tư vào công nghệ, bao gồm cả sản xuất chip, vì Trung Quốc và các đối thủ khác “không ngủ đông”, còn Mỹ phải giành lại vị thế dẫn đầu của mình.

Cuộc họp hiện tại được tổ chức trực tuyến. Về phía các quan chức, ngoài tổng thống Mỹ, còn có sự tham dự của Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo, cố vấn của tổng thống về an ninh quốc gia Jake Sullivan và giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Brian Dees. Đại diện cho giới doanh nghiệp có các giám đốc điều hành cấp cao của General Motors, Alphabet, Intel, TSMC và một số công ty công nghệ khác tham dự. Trên thực tế, như Reuters đã đưa tin trước đây, cuộc họp được tổ chức, do nhu cầu của các nhà sản xuất ô tô Mỹ, vốn vẫn đang bị thiếu chip trên thị trường. Họ xác định rằng: nếu tình hình vẫn như hiện tại, họ sẽ có thể sản xuất ít hơn 1,28 triệu chiếc ô tô.

Chuyên gia: Hoa Kỳ khó có thể cấm hoàn toàn việc bán chip cho Trung Quốc

Mục đích của cuộc họp

Biden, với tư cách tổng thống Mỹ, đã thốt lên những lời khoa trương rằng “chúng ta đã dẫn dắt cả thế giới theo sau vào giữa thế kỷ 20, dẫn dắt thế giới trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ mới, chúng ta sẽ dẫn đầu thế giới ngay cả bây giờ. Các quyết định cụ thể, như thư ký báo chí của Nhà Trắng Jennifer Psaki tuyên bố, vẫn chưa được hình thành hoặc lên kế hoạch. Mục đích của cuộc họp là đối thoại thẳng thắn với các công ty hàng đầu của ngành công nghệ, và theo Psaki, đó là một thành công. Trong thông cáo chính thức của Nhà Trắng có rất ít chi tiết cụ thể. Thông cáo nói rằng: các bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tính minh bạch của chuỗi cung ứng hiện có trong ngành công nghiệp bán dẫn để tình trạng thiếu chất bán dẫn không phát sinh trong tương lai. Cũng thảo luận kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của Biden, như đã thông tin, nhằm cải thiện an ninh quốc gia, khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng trong tương lai.

Liệu Mỹ có thể vượt Đài Loan về sản xuất chip điện tử?

Đằng sau tất cả ngôn từ này che giấu sự thật khá đơn giản. Hoa Kỳ đánh mất vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn. Nếu như năm 1990 Mỹ chiếm 37% sản lượng bán dẫn thế giới thì nay tỷ trọng này không vượt quá 12%. Hơn nữa, một số “gã khổng lồ” công nghệ của Mỹ, chẳng hạn như Intel, đang dần đánh mất lợi thế của mình. Các bộ xử lý CPU của Intel không còn nhanh nhất thế giới. Về mặt công nghệ, công ty cũng đang bắt đầu tụt hậu. Intel ra mắt công nghệ quy trình 10 nm chỉ vào năm ngoái, trong khi TSMC của Đài Loan đã làm chủ được việc sản xuất bộ vi xử lý dày 5 nm - và trong thế giới vi điện tử đây là một sự khác biệt lớn. Cuối cùng, chi tiêu vốn sản xuất chip của Intel vào năm ngoái là khoảng 14,3 tỷ USD. Samsung đã chi gấp đôi. TSMC dẫn đầu về quy mô thị trường và công nghệ sản phẩm, họ có kế hoạch tăng chi tiêu vốn trong năm nay lên 28 tỷ USD.

Kế hoạch tham vọng về đầu tư cơ sở hạ tầng

Vì vậy, hiện nay, ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ đang ở bên lề sự tiến bộ của thế giới. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát triển kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ trị giá 2,25 nghìn tỷ USD (American Jobs plan - Kế hoạch việc làm của Mỹ). Đặc biệt, các hãng bán dẫn có kế hoạch chi 50 tỷ USD. Kinh phí nên dành cho nghiên cứu và phát triển, cũng như tạo ra các cơ sở sản xuất trong lãnh thổ nước Mỹ. Điều này, theo kế hoạch của Biden, trước hết phải tạo ra công ăn việc làm, và thứ hai, đưa nước Mỹ trở lại sự vĩ đại trước đây. Ngoài ra, nó sẽ bảo vệ chuỗi cung ứng hiện tại khỏi gián đoạn và thiếu hụt, các quan chức Mỹ cho biết tại cuộc họp.

Nhìn chung, Tổng thống Mỹ đơn giản muốn thúc đẩy kế hoạch đầu tư của mình để khiến phe Cộng hòa khó phản đối hơn, theo đánh giá của Chen Fengying, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại.

Liệu Mỹ có thể vượt Đài Loan về sản xuất chip điện tử?

 

“Biden cần xúc tiến kế hoạch đầu tư của mình, nhằm phục hồi kinh tế, khoa học và công nghệ Mỹ, do đó ông tạo ra những điểm nhấn tương ứng. Ông cần thu hút sự chú ý của công chúng vào chương trình của mình để đại diện của đảng Cộng hòa có ít cơ hội phản đối đương kim tổng thống hơn. Hiện tại, Biden đã đề xuất kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ USD. Mục tiêu chính của kế hoạch này là tạo công ăn việc làm. Tôi cho rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra, vì tỷ lệ thất nghiệp đã gia tăng trong nhiều lĩnh vực do đại dịch, trước hết là trong lĩnh vực dịch vụ. Nhưng các nhà sản xuất bán dẫn lại là một vấn đề khác. Ở đây chúng ta đang nói về công nghệ cao, và không phải nhân công cũng thích hợp với công việc trong lĩnh vực này. Rất khó để đưa ngành này trở lại Hoa Kỳ, nhưng có thể xây dựng chiến lược liên minh. Ví dụ, trợ cấp cho các nhà sản xuất chip ở các nước thân thiện khác - Hàn Quốc, Ấn Độ, v.v. Ở những nước này, chi phí lao động thấp hơn ở Mỹ ".

Dĩ nhiên, kế hoạch chi 50 tỷ USD của chính phủ Mỹ cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn đã truyền cảm hứng cho những người tham dự hội thảo. Phó Chủ tịch TSMC Peter Cleveland nói rằng những phát biểu thận trọng của Tổng thống Mỹ khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với hành động quyết định sẽ mang lại lợi ích tuyệt đối cho tất cả thành viên trên thị trường toàn cầu, và TSMC nhiệt liệt hoan nghênh nỗ lực của cả hai đảng và Tổng thống Hoa Kỳ. Cần đề cập rằng, TSMC có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất chip trị giá 12 tỷ USD ở Arizona. Và dự kiến, một phần đáng kể của những chi phí này ​​sẽ được chính quyền Mỹ trợ cấp.

“Chiến tranh lạnh công nghệ” với Trung Quốc sẽ kết thúc thế nào?

Tất nhiên, nếu Washington thu hút các nhà sản xuất chip toàn cầu bằng tiền và trợ cấp, thì một phần hoạt động nhất định của họ sẽ chuyển đến Hoa Kỳ. Nhưng nảy sinh một số câu hỏi. Doanh nghiệp như vậy sẽ hoạt động hiệu quả như thế nào? Kết hợp như thế nào giữa trợ cấp công khai của chính phủ và hoạt động kinh doanh với các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường? Và quan trọng nhất, ai sẽ trả tiền cho tất cả những điều này? Xét cho cùng, Hoa Kỳ, với các biện pháp quy mô lớn hỗ trợ nền kinh tế, đang tự đào một hố nợ khổng lồ cho mình, chuyên gia Chen Fengying nói.

“Tôi nghĩ đây là một thủ đoạn cứng rắn của chính quyền Mỹ khi họ nói về  việc đưa quyền lực Hoa Kỳ trở lại. Về bản chất, toàn bộ chiến lược tập trung vào việc ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy ở bất kỳ lĩnh vực nào trong tương quan so sánh với Hoa Kỳ. Chúng tôi biết rằng thâm hụt tài chính của Hoa Kỳ đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2020. Hiện giờ Biden công bố gói kích thích kinh tế mới trị giá 2,25 nghìn tỷ USD. Nếu cộng thêm vào gói kích thích 1,9 nghìn tỷ USD này, kết quả là gánh nặng tài chính khổng lồ. Đồng thời, Biden đang cố gắng cải cách hệ thống thuế, để thu được nhiều tiền hơn từ giới kinh doanh, từ những người giàu có. Nhưng khối lượng tiềm năng thu hút tài chính này là rất hạn chế. Vì vậy, sự khan hiếm, hoặc, nếu bạn thích, nền kinh tế nợ ở Hoa Kỳ đang trở thành hiện thực. Họ bật vòi, dùng ưu đãi bơm tràn ngập nền kinh tế . Điều này có thể tạo ra các vấn đề cấu trúc nghiêm trọng. Trong đó có vấn đề về nguồn cung cấp chip".

Vấn đề không chỉ là chi phí lao động ở Hoa Kỳ cao, mà do việc sản xuất chip trong lãnh thổ nước này không có lãi. Không phải vô cớ mà trung tâm năng lực trong lĩnh vực tiên tiến này đang dịch chuyển sang phương Đông - sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Ở những vùng này, chi phí nhân công cũng không hề quá rẻ. Tuy nhiên, việc sản xuất chip ở vị trí địa lý gần với thị trường bán hàng chính - Trung Quốc đại lục. Trung Quốc là nước tiêu thụ chip lớn nhất thế giới. Hàng năm, quốc gia này xuất khẩu sản phẩm này với giá trị 300 tỷ USD - nhiều hơn cả dầu về giá cả. Rõ ràng, việc vận chuyển chip từ Hoa Kỳ sẽ khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với việc phân bố cơ sở sản xuất gần các chuỗi cung ứng cần thiết.

Liệu các công ty Trung Quốc có thể tồn tại mà không cần công nghệ Mỹ?

Chính Hoa Kỳ đã gây ra tình trạng thiếu chip

Nếu nói về tình trạng thiếu chip hiện nay, thì một phần, chính Hoa Kỳ đã kích động điều đó. Washington đã nhiều lần mở rộng “danh sách stop-list” các công ty Trung Quốc bị cấm cung cấp linh kiện và chip của Mỹ mà sử dụng linh kiện và công nghệ của Mỹ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều công ty, chủ yếu là của Trung Quốc, không chắc chắn về tương lai - tức là trước hành động khó đoán định trong tương lai của Hoa Kỳ - đã tích cực đưa các sản phẩm này lấp đầy kho của họ để không bị mất toàn bộ hoạt động kinh doanh chỉ sau một đêm do các quyết định của Nhà trắng. Kết quả là, doanh thu của các nhà sản xuất như TSMC đã tăng gần 50%. Và lợi thế cạnh tranh của họ đã được củng cố chính xác nhờ các lệnh trừng phạt của Mỹ: là một công ty không phải của Mỹ, TSMC dễ hợp tác với Trung Quốc hơn các đối thủ từ Mỹ.

Do đó, ngay cả khi các nhà sản xuất toàn cầu không chống lại được sự cám dỗ kiếm tiền từ trợ cấp, họ cũng khó có thể từ bỏ thị trường Trung Quốc. Đầu tư của Mỹ sẽ không giúp họ giành lại vị trí dẫn đầu toàn cầu về chip, mà ngược lại, nó sẽ tạo ra sự phân mảnh thị trường. Và các công ty từ các nước thứ ba sẽ xây dựng năng lực của họ, bởi vì họ sẽ làm việc không chỉ cho Hoa Kỳ, mà còn cho Trung Quốc, quốc gia đang phát triển lĩnh vực công nghệ, cũng dự định chi hơn 1 nghìn tỷ USD trong 5 năm tới.

Thảo luận