Việt Nam sẽ là cường quốc sản xuất và chế biến tôm số một thế giới?

Việt Nam có thể trở thành cường quốc sản xuất, chế biến tôm số 1 thế giới, chiếm khoảng 25% thị phần tôm toàn cầu, theo Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng.
Sputnik

Tôm Việt Nam ngày càng khẳng định chỗ đứng trên thị trường thế giới. Dù đối mặt nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh, tuy nhiên ngành tôm vẫn đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, cung ứng ra thị trường toàn cầu, nâng cao giá trị 'con tôm Việt Nam'.

Việt Nam có thể trở thành cường quốc sản xuất, chế biến tôm số 1 thế giới

Ngành tôm Việt Nam đặt mục tiêu năm nay diện tích nuôi tôm nước lợ đạt khoảng 740.000 ha với sản lượng 930.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD.

Đây là nội dung được đưa ra tại Lễ khai mạc Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành tôm Việt Nam 2021 do UBND thành phố Cần Thơ phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam và Tạp chí Thủy sản tổ chức sáng nay (14/4). Hội chợ diễn ra từ hôm nay đến ngày 16/4.

Tôm Việt Nam bị cáo buộc trốn thuế tại Mỹ

Với chủ đề “Đích đến bền vững” Triển lãm sẽ là diễn đàn để nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà nông chia sẻ, giới thiệu các sản phẩm công nghệ mới, mô hình tiên tiến, kết nối sản xuất, tiêu thụ, nhằm nâng cao sản lượng, giá trị. Đồng thời, tăng cường quảng bá hình ảnh tôm Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam – Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cho biết, năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn đạt hơn 3,7 tỷ USD. Hiện nay, cả nước có khoảng 200.000 ha nuôi tôm công nghệ cao, trong đó tập trung nhiều ở hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng với diện tích khoảng 168.000 ha. Ngành tôm Việt Nam được khuyến khích để nâng cao sản lượng, chất lượng nhằm đảm bảo được mục tiêu phát triển hiệu quả và bền vững, cải thiện đời sống người dân, đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành tôm cũng đang đứng trước nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh và thị trường xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Việt Thắng, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7% năm của ngành tôm thế giới, dự tính đến năm 2045 tổng sản lượng tôm toàn cầu sẽ đạt khoảng 15 triệu tấn. Việt Nam có thể trở thành cường quốc sản xuất và chế biến tôm số 1 thế giới, chiếm khoảng 25% thị phần tôm toàn cầu với sản lượng khoảng 4 triệu tấn tôm nguyên liệu, giá trị 20 tỷ USD vào năm 2045 thì cần phải xây dựng chiến lược bài bản để đưa ngành tôm phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Cũng tại diễn đàn này, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển hướng thủy sản là trọng tâm. Trong những năm qua, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tôm mang lại hiệu quả, nhiều tập đoàn, công ty tham gia vào các chuỗi giá trị của ngành hàng tôm và đã được nhiều kết quả trong thời gian qua.

Vì sao Việt Nam không nuôi tôm hùm đất?

Ông Trần Đình Luân cũng cho rằng, với những định hướng, chiến lược phát triển thủy sản, kỳ vọng sẽ khai thác tiềm năng, lợi thế của tôm nước lợ không chỉ kim ngạch xuất khẩu dừng lại ở 3 hay 4 tỷ USD mà mong muốn xuất khẩu tôm đạt kim ngạch từ 5 đến 6 tỷ USD trong thời gian tới. Việc tổ chức Hội chợ là cơ hội để nhà quản lý, nhà khoa học, người dân trao đổi, tiếp cận về kỹ thuật tiên tiến để nuôi tôm bền vững.

"Tiêu đề của Hội chợ triển lãm hôm nay là đích đến bền vững là cơ hội để cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp, địa phương, bà con tiếp cận, trao đổi về khía cạnh khoa học để nuôi tôm bền vững. Tiếp cận với những công nghệ mới nhất để chúng ta áp dụng, giúp cho ngành tôm ngành một phát triển và đúng như chúng ta mong muốn là phát triển một cách bền vững" - ông Luân nói.

Hội chợ Triển lãm có gần 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế liên quan đến hoạt động thủy sản để giới thiệu công nghệ, trang thiết bị trong ngành tôm. Bên cạnh đó, còn có Hội thảo chuyên đề về định hướng, phát triển ngành tôm Việt Nam.

Thảo luận