"Căn cứ vào Luật thương mại và cạnh tranh năm 1988, Bộ Tài chính Mỹ xác định rằng không có đủ bằng chứng được liệt kê trong Đạo luật để kết luận rằng Việt Nam, Thụy Sĩ hoặc Đài Loan đang thao túng tỷ giá hối đoái của họ cho bất kỳ mục đích nào", - báo cáo được công bố hôm thứ Sáu trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ cho biết.
Đồng thời, Bộ Tài chính Mỹ cho rằng tương tác tiếp theo với Thụy Sĩ và Việt Nam, cũng như đánh giá kỹ lưỡng hơn về các sự kiện kinh tế toàn cầu trong năm qua sẽ giúp xác định liệu có bất kỳ sự thật nào về sự can thiệp của chính phủ các nước này vào hoạt động trên thị trường ngoại hối hay không.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, điều này là cần thiết để "ngăn chặn hiệu quả ổn định cán cân thanh toán" và nhận được "lợi thế thương mại thiếu công bằng" cho Việt Nam và Thụy Sĩ.
Cáo buộc thao túng tiền tệ
Tháng 12/2020, Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc Việt Nam và Thụy Sĩ thao túng tiền tệ. Sau đó, Washington tuyên bố ý định tiến hành tham vấn với Hà Nội và Bern để ổn định tỷ giá hối đoái và xóa bỏ sự mất cân bằng ngoại hối.
Mỹ gọi các nước cho phép ngân hàng trung ương can thiệp để giảm tỷ giá hối đoái đồng tiền quốc gia là “các quốc gia thao túng tiền tệ”.
"Danh sách giám sát" của Mỹ
Ngoài ra, Washington cho rằng 11 đối tác thương mại quan trọng của họ, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức và những nước khác, đáng bị đưa vào "danh sách giám sát đặc biệt” của Bộ Tài chính Mỹ. Bộ Tài chính Mỹ cũng kêu gọi Bắc Kinh "cải thiện tính minh bạch trong các hoạt động can thiệp ngoại hối của đất nước" và làm rõ cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ.
Đọc thêm: