Đại dịch COVID-19

Giải pháp tái chế rác thải thời Covid-19 thành ghế ngồi đẹp

Dịch vu y tế quốc gia của Vương quốc Anh đã thực hiện một thí nghiệm độc đáo: một số bệnh viện ở nước này đã lắp đặt thiết bị chế biến khẩu trang và áo khoác y tế đã qua sử dụng thành các khối nhựa trong một giờ. Các khối nhựa sẽ được sử dụng để làm ghế, hộp đựng và các vật dụng khác.
Sputnik

Hiện chưa có kế hoạch nào cho việc xử lý thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) đã qua sử dụng; mỗi quốc gia đưa ra những phương pháp riêng. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, đại diện của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc thử nghiệm này, nói về những ưu điểm của phương pháp tái chế như vậy và nhận xét về độ bền của các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế.

Có đúng không đại dịch cải thiện môi trường toàn cầu? Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta đánh bại dịch COVID-19?

Không thể đo lường được khối lượng các trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) đã qua sử dụng bị thải ra môi trường mỗi ngày. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Environmental Science & Technology hồi năm ngoái, ước tính mỗi tháng thế giới sử dụng 129 tỷ khẩu trang và 65 tỷ găng tay sử dụng một lần trong đại dịch Covid-19. 

Những khẩu trang làm tắc nghẽn đường ống thoát nước, xâm nhập vào các vùng nước, nơi chúng đe dọa sự sống của động vật hoang dã, việc đốt chúng thực sự là một đòn giáng mạnh vào môi trường.

Sky news cho biết rằng, công ty Thermal Compaction Group có trụ sở tại Wales (Vương quốc Anh) phát triển công nghệ dành riêng cho việc tái chế polypropylene. Khẩu trang, găng tay, tã giấy và các thiết bị bảo hộ cá nhân khác được đưa vào máy chế biến. Sau một giờ, "rác thải Covid" biến thành các khối nhựa (chiều dài khoảng 60 cm), và chúng có thể được sử dụng để làm những chiếc ghế, thùng chứa, v.v..

Tại sao phương pháp của các chuyên gia Anh có thể được gọi đổi mới sáng tạo?

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Elena Mastalygina, nhà nghiên cứu cấp cao tại Phòng thí nghiệm Công nghệ và Vật liệu Composite Tiên tiến tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov, giải thích tại sao cuộc thử nghiệm của các chuyên gia Anh có thể được gọi “đổi mới sáng tạo”:

“Trước hết, các chuyên gia Anh đã giải quyết một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực này - tạo ra cơ sở hạ tầng, đây là điểm nhấn trong cuộc thử nghiệm này. Ở Anh, họ có thể tổ chức phân loại rác thải Covid và ép rác thành các khối tại chỗ (trong bệnh viện), sau đó các khối gấp lại được chuyển đến nhà máy, nơi chúng được nấu lại, các sản phẩm được tạo ra từ polyme tái chế".

Trong cuộc thử nghiệm này, các chuyên gia Anh chú ý đến việc khử trùng các thiết bị bảo hộ cá nhân có thể tái chế bằng cách xử lý trong nhiệt độ cao. Họ làm như vậy để những người tham gia phân loại và giao hàng không bị nhiễm bệnh. Nhưng, các sản phẩm tái chế từ rác thải Covid có chất lượng kém . Chuyên gia giải thích tại sao:

CNN báo động: Cuộc đấu tranh chống coronavirus làm khủng hoảng môi trường trầm trọng thêm
“Mỗi loại nhựa cần được tái chế riêng. Càng có nhiều loại polyme khác nhau, càng có nhiều khả năng tạo ra vật liệu kém chất lượng. Như vậy, ghế làm từ nhựa tái sinh sẽ có chất lượng kém hơn so với ghế làm từ nhựa nguyên sinh. Để cải thiện phương pháp này cần phải cố gắng để những chiếc khẩu trang được làm từ cùng một chất liệu. Một vấn đề khác - chiếc khẩu trang rất nhẹ, để có được 3 kg nguyên liệu, bạn cần thu gom rất nhiều chiếc!"

Các nhà khoa học Australia cũng phát triển phương pháp tái chế các thiết bị bảo hộ cá nhân đã qua sử dụng. Họ đề xuất thêm khẩu trang nghiền nhỏ vào vật liệu bê tông tái chế tổng hợp làm tăng thuộc tính vật liệu. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment cho thấy, tỷ lệ trộn tối ưu nhất (1-3%) khẩu trang nghiền với bê tông tạo nên độ gắn kết cao giữa hai loại vật liệu. 

Elena Mastalygina lưu ý rằng, các polyme chưa được nghiên cứu đầy đủ, vì chúng bắt đầu được quan tâm nghiên cứu từ những năm 1960.

Do đó, vẫn chưa có khái niệm rõ ràng về thời gian phân hủy của nhựa thực sự mất bao lâu. Kết quả của các thí nghiệm kiểm tra khả năng phân hủy được thực hiện ở nhiệt độ cao không phải lúc nào cũng có thể tương quan với các điều kiện thực tế. Một số chuyên gia cho rằng, thời gian phân hủy sẽ mất một trăm năm, những người khác nói rằng, phải mất vài trăm năm. Tuy nhiên, khẩu trang là sản phẩm bằng sợi không dệt, vì vậy nó sẽ phân hủy nhanh hơn so với màng phim hoặc hộp nhựa.

Thảo luận