Ái kỷ hay là sự quan tâm? Tại sao tự ngắm khuôn mặt của chính mình cũng có ích

Các nhà khoa học từ Đại học Osaka (Nhật Bản) đã xác định được những quá trình xảy ra trong não người khi người ấy tự ngắm khuôn mặt của chính mình «ở mức độ tiềm thức».
Sputnik

Công trình nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Cerebral Cortex ngày 16 tháng 4.

Huyết áp có thể được đo nhờ camera tự sướng

Hormone khoái cảm

Trong quá trình thử nghiệm, mọi người được cho xem hình ảnh giống với khuôn mặt của chính họ. Các thành viên tham gia khảo sát hiểu rằng đây là khuôn mặt của họ chỉ ở mức độ tiềm thức nhưng vẫn thấy hài lòng thích thú. Hóa ra là khi một người nhìn vào khuôn mặt của chính mình, trong não bộ kích hoạt vị trí chịu trách nhiệm sản xuất dopamine (hormone tạo khoái cảm).

Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ để xác định phần nào của não đã được kích hoạt khi nhìn vào khuôn mặt của chính họ và khuôn mặt của một người khác. Từ đó nhận ra rằng khi nhìn vào khuôn mặt người khác, thì sự kích hoạt diễn ra ở một phần khác của não.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng khi một người nhìn thấy khuôn mặt của người lạ, những vùng não chuyên đảm trách tiếp nhận thông tin lạ sẽ được kích hoạt.

Thảo luận