Ví dụ, ngân hàng Mỹ JP Morgan sẵn sàng đầu tư khoảng 5,3 tỷ euro vào cuộc cạnh tranh mới. Liệu Trung Quốc có quan tâm gì đến tất cả những cuộc cải tổ này không? Bởi xét cho cùng, trước đó, các nhà đầu tư Trung Quốc đã cố gắng tham gia tích cực vào nền bóng đá lớn của châu Âu.
Ai đứng sau việc thành lập Super League?
Thông tin về việc thành lập Super League khiến cả làng túc cầu thế giới bất an. Bởi đã rõ là Super League không chỉ gây nguy cơ cho sự tồn tại của Champions League và Europa League, mà nó còn xáo trộn hoàn toàn nền bóng đá châu Âu. Ngay cả Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng bày tỏ thái độ không hài lòng. Ông chỉ trích việc tạo lập Super League, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với Liên minh các Hiệp hội bóng đá châu Âu (UEFA).
"Kế hoạch tạo ra một Super League có thể gây ra rất nhiều thiệt hại cho bóng đá", - ông Johnson viết trên trang Twitter cá nhân.
UEFA và FIFA kịch liệt phản đối chống hành vi của Câu lạc bộ
Trong khi đó, đã có 12 câu lạc bộ tham gia Super League: “Milan”, “Arsenal”, “Atletico Madrid”, “Chelsea”, “Barcelona”, “Inter”, “Juventus”, “Liverpool”, “Manchester City”, “Manchester United”, "Real Madrid" và "Tottenham".
Trong tuyên bố của các nhà tổ chức thông báo rằng sẽ có thêm ba đội không mấy tên tuổi tham gia – như vậy sẽ tạo thành một nhóm gồm 15 Câu lạc bộ sáng lập (thường trực), còn 5 đội sẽ thay đổi. Theo phán đoán của giới truyền thông, trong hàng ngũ sáng lập có thể bổ sung “Bayern”, “Leipzig” và “Porto”.
Những sáng lập gia Super League không những được hưởng lợi từ việc giờ đây họ có thể tiến hành nhiều trận hơn và tương ứng sẽ nhận được nhiều thu nhập hơn. Bởi xét cho cùng, nếu muốn đến Champions League họ phải trải qua giải vô địch quốc gia, thì phần tham dự vào Super League đã được đảm bảo. Vì thế, mặt kinh tế của họ đang trở nên ổn định hơn, còn chi phí các hợp đồng tài trợ sẽ tăng lên.
Trung Quốc có quan tâm đến chuyện này không?
Tổng tài trợ của Super League là ngân hàng Mỹ JP Morgan. Công ty sẵn sàng đầu tư khoảng 5,3 tỷ euro vào cuộc thi đấu mới và trong tương lai sẽ hoàn vốn đầu tư thông qua các hợp đồng thương mại và bản quyền phát các chương trình truyền hình. Thế nhưng vẫn khó nói liệu các nhà tài trợ Trung Quốc có ủng hộ European Super League hay chăng.
Thứ nhất, mối quan tâm của giới đầu tư Trung Quốc đối với bóng đá châu Âu đã giảm sút. Kinh tế Trung Quốc hiện đang định hướng nhiều hơn vào phát triển thị trường nội địa. Xu thế này cũng phản ánh cả trong bóng đá. Nếu như năm 2017 các nhà đầu tư lớn của Trung Quốc sở hữu 20 CLB châu Âu thì ngày nay chỉ còn cả thảy 10.
Vài năm trước, Trung Quốc khao khát mơ trở thành một “ông lớn” của nền bóng đá thế giới. Năm 2014, Bắc Kinh công bố kế hoạch biến Trung Quốc thành siêu cường bóng đá vào năm 2050. Giới đầu tư Trung Quốc nhanh chóng bắt đầu rót vốn vào bóng đá ở cả Trung Quốc và nước ngoài, mua lại các đội bóng và thu hút các cầu thủ châu Âu nổi tiếng đến giải vô địch Trung Quốc để các cầu thủ ở đội tuyển quốc gia có cơ hội tập luyện với những người giỏi nhất song song với học cách vận hành bóng đá châu Âu.
Vì vậy, trong năm 2016, nhiều CLB châu Âu đã có chủ là người Trung Quốc. Tập đoàn Wanda Group mua “Atlético” còn Europe Sports Investment Management Changxing thì tiếp quản CLB “Milan”. Khi đó Trung Quốc mua “Lyons" và "Nice" của Pháp. China Media Capital Holdings mua lại “Manchester City” huyền thoại. Bây giờ đa số các câu lạc bộ lớn đều đã đổi chủ. Nhưng, vẫn có ví dụ như Suning Holdings Group sở hữu 70% cổ phần của đội Ý “Inter”.
Ngoài ra, Liên đoàn bóng đá Trung Quốc cũng đang bận tâm lo cải cách của riêng mình và sự phát triển của Super League nội địa.
Ngay sau lời mời cầu thủ nước ngoài lập tức rõ là họ đến Trung Quốc vì tiền chứ không phải để chia sẻ kinh nghiệm hay phô diễn bày cách chơi đẹp. Đáp lại, CHND Trung Hoa đã đưa ra những hạn chế về thù lao và giới hạn số lượng cầu thủ nước ngoài. Điều này thể hiện nhận thức của Bộ Thể thao Trung Quốc rằng việc đổ tiền ra nước ngoài đơn giản là không mang lại hiệu quả gì cho sự phát triển của bóng đá trong nước.
Thứ hai, các nhà đầu tư Trung Quốc không ưa chấp nhận rủi ro và thích rót vốn vào những dự án ổn định hơn. Mà số phận của Super League hiện vẫn còn là dấu hỏi. Nhiều chuyên gia tin rằng việc khởi động giải Super League chỉ là một nỗ lực nhằm hăm dọa gây sức ép với UEFA, chứ đâu phải là thảm họa trong làng bóng đá thế giới.
UEFA, các Liên đoàn Tây Ban Nha, Anh, Ý đã đưa ra tuyên bố chung.
"Các tổ chức trên, cũng như FIFA và tất cả các hiệp hội thành viên của chúng tôi sẽ đoàn kết trong nỗ lực ngăn chặn dự án đáng ngờ này", - tuyên bố cho biết.
"Chúng tôi sẽ xem xét tất cả những biện pháp sẵn có ở tất cả các cấp, cả trên bình diện tư pháp và thể thao, để không cho điều đó xảy ra".
Các Câu lạc bộ tương ứng sẽ bị cấm thi thố trong bất kỳ giải đấu nào khác ở cấp quốc gia, châu Âu hoặc thế giới, còn các cầu thủ của họ có thể bị từ chối cơ hội là đại diện của đội tuyển quốc gia nước họ.
Như vậy, "cuộc cách mạng nhỏ của bóng đá" có thể kết thúc cả trước khi nó kịp bắt đầu. Mà số tiền đã bỏ ra đầu tư sẽ không thể nhân lên hoặc chí ít là thu hồi.