Zaw Min Tun: Myanmar sẽ không trở thành Syria thứ hai

Đầu tháng 2, quân đội Myanmar lật đổ chính phủ dân sự, tiếp quản đất nước và bắt giữ các cựu lãnh đạo. Kể từ đó, các cuộc biểu tình quần chúng liên tục diễn ra trong nước, nhiều người thiệt mạng.
Sputnik

Người đứng đầu nhóm thông tin của Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar, Thiếu tướng Zaw Min Tun, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik nói về cách quân đội đánh giá tình hình và lý do tại sao họ phải sử dụng vũ lực, về những gì đang xảy ra trong nước. Về chính trị gia nổi tiếng, người đoạt giải Nobel Aung San Suu Kyi, đang bị quản thúc tại gia, chính xác thì bà bị buộc tội những gì. Ông cũng bày tỏ quan điểm của mình về việc ai là người đứng sau tài trợ cho các cuộc bạo loạn xuống đường. Zaw Min Tun cũng cho biết các tướng lãnh hàng đầu đã được tiêm phòng bằng loại vắc xin nào.

Zaw Min Tun: Myanmar sẽ không trở thành Syria thứ hai

Sputnik: Tại sao quân đội Myanmar quyết định nắm quyền ở nước này?

Giới quân sự nhận hoàn toàn trách nhiệm từ ngày 1 tháng Hai do để xảy ra các vi phạm hiến pháp trong cuộc bầu cử vào tháng 11 của đảng cầm quyền. Đã có gian lận phiếu bầu với tổng số 10,4 triệu trên tổng số 39,4 triệu cử tri. Có nghĩa là 25% số phiếu đã bị gian lận.

Khi nào quân đội Myanmar sẽ bàn giao chính quyền trong nước?

Quân đội điều tra những vi phạm này, đưa ra bằng chứng, thông báo điều này trong một cuộc họp báo, và yêu cầu chính phủ giải thích. Chính quyền cũ đã có đủ thời gian, trong ba tháng để đưa ra những lời giải thích. Tất cả các cơ quan chính thức — Ủy ban bầu cử, quốc hội, chính phủ đã bỏ qua điều này, không chịu trách nhiệm và không có sự giải thích nào. Chúng tôi yêu cầu thảo luận một cách dân chủ, nhưng họ cư xử như những kẻ độc tài, phớt lờ tất cả. Quân đội đã chờ đợi cho đến giây phút cuối cùng. Chúng tôi đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp trong nước theo hiến pháp năm 2008. Nói cách khác, chính quân đội đã bảo vệ đất nước khỏi sự sụp đổ của nền dân chủ, và giữ cho phong trào dân chủ thực sự tồn tại.

Zaw Min Tun: Myanmar sẽ không trở thành Syria thứ hai

Sputnik: Chúng ta thấy điều này đã gây ra các cuộc biểu tình lớn trong nước. Michelle Bachelet - Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, thậm chí còn so sánh Myanmar với Syria. Ông có thể nhận xét thế nào về tình hình hiện tại? Có đúng là vũ lực quá mức đang được sử dụng chống lại những người biểu tình ôn hòa?

- Vâng, bạn nói một cách chính xác việc Myanmar có những người xuống đường sau ngày 1 tháng Hai. Chúng tôi đã có đủ thời gian để phân tích tất cả quá trình này trong nước, chia các cuộc biểu tình chống đối thành 5 giai đoạn.

Tại sao các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar không còn đông đảo như trước?

Đầu tiên là trước ngày 14 tháng Hai. Khi đó, là những người biểu tình thực sự ôn hòa, những người muốn dân chủ. Và lực lượng an ninh đã hành động như thông lệ bình thường, không có bất kỳ hành động nào quá mức, và đây là một sự thật.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ cuối tuần thứ hai của tháng Hai. Lúc đó, những người biểu tình ôn hòa phá hủy các cơ chế nhà nước. Phát động phong trào bất tuân dân sự, đồng thời thành lập một chính phủ trong bóng tối.

Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ tuần thứ tư của tháng Hai. Họ (những người chống đối) thay đổi chiến thuật, tổ chức tấn công tàn bạo vào các cơ quan thực thi pháp luật địa phương. Không còn những người biểu tình ôn hòa trên đường phố, mọi người đều có vũ khí. Về cơ bản, đây là những thành viên của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ NLD (đảng cầm quyền cũ của Myanmar), và những người cam kết trung thành với NLD. Họ thực hiện nguyên tắc tất cả những ai không nghĩ như họ đều sẽ là kẻ thù. Nếu ai đó có điều gì đó chống lại họ, mặc dù có thể chỉ là một thường dân bình thường không đồng ý với những gì đang xảy ra, anh ta vẫn có thể bị giết hại. Sau đó, vào cuối tháng Hai, các lực lượng an ninh chúng tôi đã phải sử dụng vũ khí và bắn vào đám đông cũng có vũ khí. Việc này được loan tải bằng tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, đằng sau là các nước phương Tây, và truyền thông phương Tây. Tất cả những điều này được công bố ra cộng đồng thế giới cùng một lúc. Sau đó, họ tự tin tuyên bố lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc sẽ sớm tiến vào đất nước. Họ chuyển sang giai đoạn thứ tư - tấn công các thành phố.

Kể từ đầu tháng Tư, người chống đối sử dụng chất nổ, bom, lựu đạn  tấn công các tòa nhà chính phủ, trường học, xe cộ, nhà máy, xí nghiệp, và những thường dân chống lại họ.

LHQ cho biết có bao nhiêu người chết trong cuộc khủng hoảng ở Myanmar

Chúng tôi hiểu rõ tất cả những thời điểm này và phản ứng lại theo luật pháp. Vì vậy, nếu đại diện LHQ gọi là những người biểu tình ôn hòa, thì điều này chỉ đúng với giai đoạn đầu. Còn bây giờ tất cả những người xuống đường trông giống như những kẻ khủng bố, có vũ khí, chất nổ, tuyên bố một hệ tư tưởng "tất cả những người không theo chúng tôi sẽ là kẻ thù". Họ giết hại các công chức và tất cả những người làm việc hòa bình. Nếu Bachelet gọi đó là "những người biểu tình ôn hòa", thì bà ấy đã nhầm to. Vì vậy, chúng ta phải hỏi xem bà ấy có hiểu đúng những gì đã xảy ra ở đất nước chúng tôi hay không.

Họ muốn coi đất nước chúng tôi là "Syria". Các nước phương Tây muốn nhìn thấy ở đây những gì xảy ra ở Syria. Nhưng chúng tôi muốn trả lời một cách tự tin rằng điều này sẽ không xảy ra ở Myanmar. Lực lượng vũ trang  và chính phủ hiện tại thực sự đang đi theo con đường dân chủ, thậm chí còn  hơn những gì người dân mong muốn. Do đó, chúng tôi đang đi đúng hướng.

Zaw Min Tun: Myanmar sẽ không trở thành Syria thứ hai

Sputnik: Người biểu tình lấy đâu ra nhiều vũ khí như vậy, thưa ông?

Phe ly khai từ lâu đã có được sự ủng hộ và hỗ trợ từ các nước phương Tây. Qua biên giới, kể cả buôn lậu, xuyên rừng. Họ có lực lượng vũ trang của riêng mình. Và những người chống đối nhận được vũ khí, chất nổ từ phe ly khai. Công nghệ chế tạo bom tự chế ngày nay có thể tìm thấy công khai trên mạng xã hội, trên Internet.

Các thành viên của quốc hội Myanmar không được công nhận thành lập "chính phủ ngầm"

Câu hỏi chính là họ lấy tiền ở đâu mua mọi thứ cần thiết để chế tạo bom. Từ Quỹ Soros. Trong một thời gian dài ở Myanmar, ông ta giữ một lượng lớn tiền đô la trong ngân hàng dưới chiêu bài viện trợ nhân đạo.

Điều thú vị là vào đầu tháng Hai, ai đó đã rút một số tiền rất lớn từ tài khoản ngân hàng của Soros Foundation. Dùng vào mục đích gì - hiện chưa rõ, số tiền này đang ở đâu - cũng không rõ. Chúng tôi tin rằng số tiền này là nguồn tài chính để biến những người biểu tình thành đám khủng bố.

Sputnik: Người đoạt giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi đã bị quản thúc ba tháng, phiên tòa xét xử đang được tiến hành. Bà ấy bị giam giữ trong những điều kiện nào? Bà ấy có thực sự ở trong nhà mình không? Người ta có cung cấp mọi thứ bà cần không? Sức khỏe của bà thế nào? Bà ấy có bị nghi ngờ liên quan đến việc tổ chức các cuộc biểu tình, thưa ông?

Aung San Suu Kyi bị quản thúc tại nhà riêng. Bà nhận được tất cả các quyền lợi cần thiết khi bị quản thúc tại gia. Sức khỏe của bà tốt, và các nhu cầu cá nhân được đáp ứng đầy đủ. Mọi người đều thấy điều này khi bà liên hệ với luật sư của mình qua cầu truyền hình. Bản thân luật sư chứng kiến ​​tất cả những điều này, và có thể khẳng định bà Aung San Suu Kyi vẫn khỏe mạnh.

 Đối với các điều (luật) đã được đưa ra, cho đến nay bà ấy bị buộc tội theo sáu điều. Mọi người đều biết. Không có cái gì mới được nêu ra. Nhưng chúng tôi đã có đủ bằng chứng cho thấy bà có liên quan đến tham nhũng quy mô lớn. Tất cả các nhân chứng đã thú nhận. Không có cáo buộc nào khác ở đây, chúng tôi vẫn đang tiếp tục điều tra.

Zaw Min Tun: Myanmar sẽ không trở thành Syria thứ hai

Sputnik: Chúng ta thấy các doanh nghiệp Trung Quốc và hoạt động kinh doanh của Trung Quốc đang trở thành một trong những mục tiêu của những người biểu tình. Ví dụ, đã có những vụ cháy tại các nhà máy Trung Quốc. Tại sao chuyện này xảy ra? Trung Quốc có thực sự giúp đỡ quân đội Myanmar hay không? Hay đó là một loại đơn đặt hàng nào đó từ các đối thủ cạnh tranh? Tại sao doanh nghiệp Trung Quốc lại trở thành mục tiêu của các cuộc biểu tình?

Trung Quốc là láng giềng của Myanmar. Nhưng các nước phương Tây thông qua Đảng NLD đặc biệt lập trình cho người dân Myanmar ghét Trung Quốc. Khi Đảng NLD nắm quyền, chúng tôi đã có những hợp đồng lớn với Trung Quốc, và họ không thể quay lưng lại ngay lập tức. Nhưng mục tiêu của họ không phải là hợp tác, mà là tấn công Trung Quốc từ phía sau, với con dao đâm sau lưng. Khi NLD thua cuộc, suy tính của họ bùng lên - ghét Trung Quốc và Nga. Nếu tìm cách phá hủy được quan hệ giữa Liên bang Nga, Trung Quốc với Myanmar, thì họ sẽ thắng. Nếu trước đó họ hành động một cách bí mật, thì bây giờ, khi họ nhận ra đang thua, họ phải hành động một cách công khai.

Ai đứng sau các vụ đập phá nhà máy vốn Trung Quốc ở Myanmar?

Nhưng không phải chỉ doanh nghiệp Trung Quốc bị thiệt hại, mà là cả người dân địa phương. Có lẽ người Trung Quốc là chủ sở hữu hoặc cổ đông. Nhưng hầu hết - hơn 90 phần trăm — là người dân địa phương làm việc ở đó. Sau một vụ hỏa hoạn tại một trong những nhà máy Trung Quốc, công nhân địa phương đã rời thành phố Yangon về làng. Có rất nhiều cư dân như vậy, họ đang chết đói vì thực tế là không có nơi nào để kiếm tiền. Và đối với người Trung Quốc, đó chỉ là xu nhỏ, không ảnh hưởng gì đến họ. Việc Trung Quốc đang giúp đỡ chúng tôi và cần phải tấn công họ, đó chỉ là lời nói. Thay vào đó, người biểu tình đánh vào chính người của mình. Điều này không ảnh hưởng đến Trung Quốc theo bất kỳ cách nào.

Sputnik: Một số quốc gia kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Myanmar. Có nước nào đã từ chối hợp tác với Myanmar trong lĩnh vực này, thưa ông?

- Áp lực đã quá quen thuộc với chúng tôi rồi. Chúng tôi đã nghe những lời kêu gọi như vậy, nhưng cho đến nay chưa có những hành động thực sự, vẫn chưa có quốc gia nào chính thức công bố quyết định như vậy. Đối với chính sách đối ngoại của Myanmar, chúng tôi theo đuổi một chính sách ngoại giao tích cực, công bằng theo đúng hiến pháp. Và chúng tôi cũng cố gắng làm bạn với tất cả các quốc gia và chung sống hòa bình.

Sputnik: Một khía cạnh quan trọng khác của hợp tác quốc tế là cuộc chiến chống lại coronavirus. Nga đã phát triển một số loại vắc xin hiện đang được sử dụng trên toàn thế giới. Liệu vắc xin Nga có được cung cấp cho Myanmar không, thưa ông? Và khối lượng chừng nào?

Myanmar có chương trình tiêm chủng của riêng mình, đã được chính phủ trước đó thông qua. Khi quân đội nắm quyền trở lại, vắc xin Sputnik V của Nga đã được đăng ký ở Myanmar, điều mà chính phủ trước đó chưa làm.

Điện Kremlin: Nhu cầu vắc xin "Sputnik V" trên thế giới vượt quá nguồn cung cấp

Tổng cộng, ba loại vắc xin đã được đăng ký sử dụng chính thức ở đây: Covaxin (Ấn Độ), Sputnik V (Nga) và Sinopharm (Trung Quốc). Theo chương trình, 15 triệu người sẽ được chủng ngừa ở mỗi giai đoạn trong tổng cộng ba giai đoạn. Chúng tôi đã nhận được 3 triệu liều vắc xin từ Ấn Độ. Còn lại 28 triệu liều đã đặt mua, đã ký hợp đồng.

Chúng tôi cũng có hợp đồng với Trung Quốc, trong tháng 5-6, chúng tôi sẽ nhận được 4,2 triệu liều vắc-xin. Cho đến nay, đã có đủ vắc xin cho giai đoạn đầu tiên của việc tiêm chủng ưu tiên.

Chúng tôi sẽ cần đến 80 triệu liều để tiêm chủng cho tất cả mọi người dân ở Myanmar. Để làm điều này, sẽ phải ký kết nhiều hợp đồng hơn. Chúng tôi cũng nghĩ sẽ mua Sputnik V. Nhưng chúng tôi chưa thể nêu ra cụ thể số lượng.

Một số tướng lĩnh cấp cao đã được tiêm chủng bằng Sputnik V. Do đó, chúng tôi đã có kinh nghiệm và dự định sẽ mua thêm.

Thảo luận