Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về mối đe dọa đối với tất cả cư dân trên Trái đất

MATXCƠVA (Sputnik) - Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV vào Ngày Quốc tế Mẹ Trái đất đã lên tiếng kêu gọi cư dân trên hành tinh đoàn kết nỗ lực giải quyết các vấn đề môi trường, thông điệp được công bố trên trang web chính thức của nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo.
Sputnik

Sự nóng lên toàn cầu

"Hành tinh của chúng ta là một nơi tuyệt vời để sống. Cuộc sống của Trái đất là cuộc sống của chúng ta, tương lai của của Trái đất là tương lai của chúng ta. Trái đất thực sự có thể được gọi là mẹ của chúng ta, và chúng ta, những đứa con, phụ thuộc vào người mẹ này. Các tổ chức và quốc gia đơn lẻ bất lực trước những vấn nạn lớn như sự nóng lên toàn cầu và sự suy giảm của tầng ôzôn. Chúng ta sẽ không thể giải quyết được những vấn đề này nếu không hợp lực. Mẹ Trái đất đang dạy cho chúng ta một bài học về trách nhiệm chung", - Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.
Greta Thunberg phê phán lãnh đạo thế giới vì thất bại trong việc ngăn cản sự nóng lên toàn cầu

Vấn đề thiếu nước uống

"Ngày nay hơn bao giờ hết, cuộc sống bình ổn của người dân ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các bà mẹ và trẻ em, đang bị đe dọa bởi tình trạng thiếu nước trầm trọng và điều kiện vệ sinh yếu kém. Điều đáng lo ngại là gần hai tỉ người trên thế giới không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm ra giải pháp", - nhà lãnh đạo tinh thần tin tưởng.

Về vấn đề này, ông hoan nghênh sáng kiến ​​của Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức hội nghị thượng đỉnh về khí hậu vào thời điểm này, "nơi các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tụ họp để thảo luận về các vấn đề liên quan tới tất cả chúng ta".

Một ngày đặc biệt

"Vào ngày này, tất cả chúng ta hãy cùng nhau cam kết làm việc vì một môi trường trong lành hơn, vì mục tiêu gìn giữ ngôi nhà chung duy nhất của chúng ta - Trái đất tươi đẹp", - Đức Đạt Lai Lạt Ma kết luận.

Ngày Quốc tế Mẹ Trái đất được tổ chức vào ngày 22 tháng 4. Nó được công bố theo sáng kiến ​​của Bolivia tại phiên họp thứ 63 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đồng tác giả của nghị quyết là hơn 50 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.

Đọc thêm:

Thảo luận