Hội nghị thượng đỉnh ASEAN về Myanmar: Cơ hội giải pháp hay thách thức cho Hiệp hội?

Hội nghị cấp cao ASEAN về Myanmar sẽ được tổ chức mà không có Thủ tướng Thái Lan tham dự. Mức độ tham gia khác nhau vào quá trình hội nghị thượng đỉnh phản ánh thái độ chờ đợi của một số nước ASEAN.
Sputnik

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-Ocha sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN đặc biệt về Myanmar tại Jakarta, dự kiến ​​vào ngày 24 tháng 4 ông sẽ cử Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Don Pramudwinai tham dự. Các nguồn tin trong chính phủ, cũng như chính Thủ tướng, vẫn chưa tiết lộ lý do cho quyết định này. Trong khi đó, tuyên bố hôm qua của ông Prayut Chan-Ocha sau cuộc họp hàng tuần của văn phòng chính phủ đã thu hút sự chú ý. Sau khi xác nhận quyết định ở nhà, ông nói rằng một số quốc gia khác cũng sẽ cử ngoại trưởng của họ tới hội nghị thượng đỉnh. 

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar tham dự hội nghị cấp cao ASEAN sắp tới

Xu Liping, chuyên gia từ Viện chiến lược toàn cầu và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định trong cuộc phỏng vấn của Sputnik rằng: tình hình chính trị bất ổn ở Myanmar buộc một số nước ASEAN phải giữ lập trường chờ đợi trước hội nghị thượng đỉnh.

Bangkok Post ghi nhận sự chưa từng có của sự kiện ở Jakarta

Lần đầu tiên trong lịch sử 54 năm, ASEAN sẽ nhóm họp ở cấp cao nhất để giải quyết tình hình khủng hoảng tại một quốc gia thành viên cụ thể.

Elena Fomicheva, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương, Viện nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga lưu ý tính bất thường của thượng đỉnh lần này trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:

“ASEAN vượt ra khỏi phạm vi nguyên tắc cơ sở của ASEAN trong nhiều thập kỷ. Một số thành viên của nó cho rằng việc xem xét tình hình ở Myanmar là sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước này. Không phải ai cũng muốn bàn tán và lên án hành động của giới chức quân sự Myanmar. Lập trường này được chia sẻ Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore chia sẻ. Về phần Thái Lan, khi Tướng Prayut Chan-Ocha tổ chức đảo chính vào năm 2014, thì chính giới quân sự Myanmar đã ủng hộ ông ta. Cá nhân ông được Thượng tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar hiện nay ủng hộ.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN về Myanmar: Cơ hội giải pháp hay thách thức cho Hiệp hội?
Prayut Chan-Ocha biết cái giá phải trả và hậu quả của việc gây áp lực với chế độ quân sự. Tất nhiên, không phải tất cả mọi người ở Thái Lan đều ủng hộ lập trường của ông cũng như mong muốn duy trì một sự trung lập nhất định. Công chúng dân chủ của nước này phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, nhưng thủ tướng Thái Lan lại có quan điểm khác. Ngoài ra, sau lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Myanmar, Min Aung Hlaing đã quay sang Prayut Chan-Ocha để yêu cầu giúp đỡ, dường như nhắc nhở rằng chính bản thân ông đã từng hỗ trợ như vậy vào thời của mình, ít nhất là về mặt đạo đức. Ngoài ra, có thể phía Thái Lan đã biết về việc chuẩn bị tài liệu cuối cùng nào đó của hội nghị thượng đỉnh hoặc việc hình thành quan điểm cuối cùng lên án các nhà chức trách quân sự Myanmar, và họ muốn tránh xa điều này. Đây có thể là một trong những lời giải thích cho quyết định không tham dự hội nghị của Prayut Chan-Ocha".
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN về Myanmar: Cơ hội giải pháp hay thách thức cho Hiệp hội?

Điều thú vị là vào năm 2014, khi quân đội lên nắm quyền ở Thái Lan, Indonesia là chủ tịch ASEAN thay thế. Trong khi đó, Indonesia chưa bao giờ đề xuất tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Thái Lan. Vẫn chưa rõ liệu Jakarta chỉ coi những sự kiện đó ở Thái Lan là vấn đề nội bộ của nó hay không một quốc gia ASEAN nào muốn đề cập đến một chủ đề nhạy cảm. 

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN về Myanmar: Cơ hội giải pháp hay thách thức cho Hiệp hội?

Lần này, Indonesia đã đưa ra lời kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp. Việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở Indonesia thậm chí còn được gọi là một "sự kiện nóng ngoại giao", vì tổng thống của họ, Joko Widodo, trước đây đã không thể hiện sự tích cực hoạt động quốc tế như vậy. 

Brunei và Malaysia ủng hộ triệu tập hội nghị thượng đỉnh ASEAN khẩn cấp để thảo luận về khủng hoảng ở Myanmar

Giới chuyên gia không loại trừ rằng hội nghị thượng đỉnh có thể không dẫn đến một giải pháp nhanh chóng ở Myanmar

Mỗi thành viên của ASEAN đều có những lợi ích và lập trường riêng trong quan hệ với Myanmar. Và điều này cũng làm phức tạp thêm tình hình trước thềm hội nghị thượng đỉnh. Đặc biệt, Singapore, - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Myanmar, đã đầu tư khoảng 24 tỷ đô la Mỹ vào nước này và bỏ xa Trung Quốc trong chỉ số, lại cực kỳ thận trọng trong việc quản lý các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực này đối với nền kinh tế của mình.

Tại hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin dự định sẽ khởi xướng việc đưa các đại diện ASEAN đến Myanmar để giúp chấm dứt ngay lập tức bạo lực ở nước này.

Tại thời điểm viết bài này, vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng về thành phần của hội nghị thượng đỉnh Jakarta sẽ được tổ chức như thế nào. Theo nghi thức, sẽ công bố chi tiết và thành phần cuối cùng của thành viên tham gia và giới thiệu Brunei với tư cách chủ tịch hiệp hội trong năm nay.

Thảo luận